Danh tính loạt đại gia khét tiếng từng học ĐH Kinh Tế Quốc Dân: Có 1 người là tỷ phú đô la ngầm?
Luôn nằm trong những ngôi trường “danh giá” bậc nhất Việt Nam, Đại học kinh tế quốc dân chính là ngôi trường “sản sinh” ra nhiều nhân vật quyền lực cả trên chính trường và thương trường.
Đại gia Dương Công Minh – Vị chủ tịch quyền lực của đế chế Him Lam
Sinh ra tại vùng đất quan họ Bắc Ninh năm 1960, ông Dương Quang Minh theo học ngành Vật giá tại Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân). Ông tốt nghiệp cử nhân vào năm 1984.
Trước khi bén duyên với sự nghiệp kinh doanh, vị đại gia xứ Kinh Bắc này từng nắm giữ chức vụ đại tá trong quân đội và có hơn 13 năm kinh nghiệm làm quản lý các doanh nghiệp quân đội.
Hơn nữa, ít ai biết rằng, Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam từng có thời kỳ kinh doanh sa sút và phải bán nhà để trả nợ. Tuy nhiên, đây cũng chính là bước ngoặt để ông Minh đưa Him Lam trở thành một đế chế bất động sản hùng mạnh.
Theo thống kê, hiện nay, Công ty cổ phần Him Lam đang sở hữu 30 dự án Bất động sản lớn nhỏ đã và tổng số vốn đầu tư khổng lồ trên 20.000 tỉ đồng.
Thành công trong lĩnh vực bất động sản, ông Dương Công Minh tiếp tục bành trướng ra nhiều lĩnh vực khác như: Du lịch – nghỉ dưỡng, Đầu tư tài chính – Ngân hàng, Phát triển nguồn nhân lực và Nông Lâm thủy sản…
Hiện tại, vị đại gia xứ kinh bắc này đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng nhất của nhiều công ty như: Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, CTCP Chứng khoán Liên Việt, CTCP Liên Việt Holdings.
Trong đó, Tập đoàn Him Lam vẫn là doanh nghiệp ưu tiên số 1 của ông Minh khi vị chủ tịch này nắm giữ 99% cổ phần (vốn điều lệ 6.500 tỉ đồng). Quả không ngoa khi nhận xét đế chế bất động sản hàng tỷ đô này có giá trị cốt lõi chính là ông Dương Công Minh.
Nguyên tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai- Người quyền lực chỉ đứng sau bầu Đức
Ít khi xuất hiện trên giới truyền thông, nhưng tiểu sử của tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai ( HAGL) khiến nhiều người phải nể phục. Ông Nguyễn Văn Sự sinh năm 1958, quê ở Quảng Nam, tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Được biết, HAGL không phải là điểm dừng chân đầu tiên của ông Sự. Trước thời điểm năm 1994, vị tổng giám đốc này đã có hơn 10 năm làm việc tại Sở Công nghiệp tỉnh Gia Lai. Sau đó, ông mới chính thức đầu quân cho bầu Đức.
Dù sở hữu vẻ ngoài khắc khổ, gầy gò đúng chuẩn một công chức ngày xưa, nhưng thật ra ông Nguyễn Văn Sự lại sở hữu quyền lực mà ai cũng thèm muốn. Số tiền lương ông nhận được vào năm 2013 lên tới 3,14 tỷ đồng, nắm giữ trong tay hơn 3 triệu cổ phiếu của HAGL, chiếm khoảng 0,4%. Tại HAGL, ông là người có quyền lực thứ 2 với mức lương cao chỉ sau Bầu Đức.
Theo học tại một trường đại học hàng đầu Việt Nam về kinh tế bởi vậy, những bước chiến lược điều hành tại HAGL đã cho thấy khả năng điều phối tuyệt vời của ông Sự.
Bên cạnh đó, với kinh nghiệm thực chiến hơn 10 năm trong vị trí kế toán đã giúp sức thêm trong chiến lược quản lý hiệu quả của ông Sự. Bởi vậy, dù ít khi xuất hiện trên báo giới, nhưng bất kỳ ai trong nghề cũng khẳng định ông Sự và Bầu Đức có thể xem là “cặp bài trùng” với hai cá tính đối lập một nóng tính, một mềm mỏng, khéo léo bổ khuyết cân bằng cho nhau trong quá trình điều hành.
.Tuy nhiên đến năm 2015, ông Sự thôi điều hành vì vấn đề sức khỏe.
Tỷ phú Vũ Văn Tiền – đại gia ngầm giản dị
Sinh ra trong một gia đình thuần nông có 5 anh chị em ở Thái Bình, ông Vũ Văn Tiền tốt nghiệp hai trường đại học gồm Đại học Kỹ thuật Quân sự và Đại học Kinh tế Quốc dân.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ và khát khao tận hiến cho nước nhà, ông Tiền được biết đến với nhiều vị trí chủ chốt tại nhiều doanh nghiệp như: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình, CTCP Chứng khoán An Bình, CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Geleximco (kiêm TGĐ), CTCP Giấy An Hòa, CTCP Xi măng Thăng Long, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn công nghệ CMC. Ông cũng là một trong số những doanh nhân ít ỏi giữ vững được phong độ từ năm 1999 đến nay.
Là một trong số những vị tỷ phú nắm giữ khối tài sản khổng lồ, nhưng vị doanh nhân người Thái Bình này lại chọn cuộc sống vô cùng giản dị với tiêu chí, không siêu xe, không những bữa tiệc đình đám.
Nguyễn Thị Nga - Một trong 3 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á
Bà Nguyễn Thị Nga sinh năm 1955 tại Hà Nội và có một sự nghiệp học hành đáng ngưỡng mộ. Vị doanh nhân này từng theo học tại trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (ngày nay là đại học Kinh tế Quốc dân). Không dừng lại ở đó, bà còn liên tục trang bị cho mình những kiến thức về kinh tế và quản lý ở nước ngoài như: Pháp, Đức, Nhật, Úc…
Ngoài ra, bà còn là người Việt Nam đầu tiên được mời theo học tại trường đại học Georgetown, Washington (Mỹ) – trường đại học do đệ nhất phu nhân Hillary Clinton sáng lập, dành riêng cho các cấp lãnh đạo kinh tế.
Với vô số thành tựu đạt được, bà Nguyễn Thị Nga vinh dự là một trong 3 nữ doanh nhân Việt Nam được chọn vào danh sách nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á – Asia Power Businesswomen do tạp chí Forbes bình chọn.
Đa nền tảng, đa lĩnh vực, nữ tỷ phú Hà Thành hiện đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng như chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn BRG, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeABank, chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Intimex Việt Nam. Ngoài ra, bà cũng đang nắm giữ vị trí chủ chốt 2 khách sạn thuộc hệ thống của tập đoàn kinh doanh khách sạn nổi tiếng Hilton Worldwide là: khách sạn Hilton Hanoi Opera và Hilton Hanoi Inn.
Dù không công khai nhưng nhiều nguồn tin cho rằng bà Nguyễn Thị Nga có thể sở hữu khối tài sản không thua kém tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam - ông Phạm Nhật Vượng và là một trong những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam.
TS Alan Phan từng chia sẻ về những tỷ phú ở Việt Nam: “Tôi còn biết nhiều người giàu hơn ông Vượng rất nhiều. Chỉ tính tiền mặt của họ đã là một con số khổng lồ nhưng người ta ẩn danh. Sau việc ông Vượng lọt vào top tỷ phú thế giới sẽ có thêm nhiều người Việt nữa xếp vào vị trí này”.
Độc lạ Bình Dương: Có biệt phủ đầy gỗ hiếm, đại gia chi 2 tỷ thuê 100 người làm điều phụ nữ rất ghét
Một đại gia ở Bình Dương đã thuê đến 100 người với mức lương tổng lên đến tiền tỷ để 'chăm sóc đặc biệt' cho những bộ bàn ghế khủng trong nhà.