Bật mí ngôi làng có tên độc lạ nhất Việt Nam: Do vua Lý đặt, 99% phụ nữ nghe qua phải 'đỏ mặt'
Từ xa xưa, những tên làng ở Việt Nam đã được tạo nên mang nhiều ý nghĩa nhân văn, mang nét đặc trưng văn hóa thậm chí là mang khát khao của thời cha ông. Chính vì vậy mà ai nấy sẽ dễ dàng bắt gặp những cái tên làng độc đáo.
Tuy nhiên, có lẽ để phải nhắc đến tên làng có 102 ở Việt Nam thì phải nhắc đến ngôi làng mang tên Trinh Tiết thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Ngôi làng cổ này nằm bên con sông Đáy cùng với nghề nuôi tằm từng phát triển đến mức được gọi là “Thủ đô dâu tằm”.
Có lẽ khi đọc tên của ngôi làng đặc biệt này ai nấy sẽ không khỏi đỏ mặt, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nguồn gốc cái tên này lại vô cùng có ý nghĩa. Theo đó, theo lời của các cụ cao niên thì thời xưa tên của làng bắt đầu có tên là Bối Lang sau đó đổi thành làng Sêu. Đây là ngôi làng nổi tiếng có nhiều cô gái xinh đẹp, nết na, đảm đang và có truyền thống thờ chồng nuôi con.
Lý do ngôi làng này có tên là “Trinh Tiết” bởi 1 câu chuyện tương truyền. Theo đó, Thành hoàng làng Triệu Quốc Bảo có 1 người phụ thân từ xứ trong ra đây lập nghiệp và có gia đình riêng. Khi sinh được Bảo thì bố mất và người vợ phải chịu cảnh mẹ góa con côi. Điều đáng nói dù nức tiếng là một người phụ nữ xinh đẹp, được nhiều người đàn ông giàu có ngỏ lời nhưng mẹ của Bảo vẫn từ chối và 1 lòng thủ tiết, nuôi con một mình. Chính vì cảm phục từ đức tính này của bà mà dân làng đều có truyền thống luôn chung thủy với chồng con.
Đáng nói, vua Lý Thánh Tông đã từng du thuyền trên sông Đáy và đã ghé qua ngôi làng ngày. Vua cũng vô cùng xúc động khi nghe câu chuyện của người phụ nữ thủ thiết thờ chồng, 1 mình nuôi nấng nên 1 vị tướng tài. Chính vì vậy mà Vua đã đổi tên thành ngôi làng thành Trinh Tiết. Vì vậy đây không hề là 1 cái tên xấu hổ mà còn vô cùng tự hào mới người dân ở trong làng. Cái tên Trinh Tiết vẫn được làng giữ đến ngày nay.
Thậm chí làng từng có 1 quy ước, những cô “gái trinh” phải góp 200 viên gạch để xây dựng đường làng trước khi xuất giá. Tuy lệ làng này đã không còn tồn tại nhưng vẫn còn lưu lại tên làng cũ cùng câu đối: “Làng Sêu quê cũ, chim đậu đất lành, văn vật ngàn xưa, còn lưu mãi - Trinh tiết đời nay, xuân về vận mới, thanh cao muôn thuở, phải là đây”.
Điều quan trọng là nét đẹp văn hóa truyền thống thủy chung, thủ tiết thờ chồng nuôi con vẫn được phụ nữ ở trong làng giữ gìn cho đến ngày nay. Thậm chí, ngôi làng này còn không xuất hiện việc phụ nữ có chửa hoặc sinh con mà chưa xuất giá.
Bật mí họ đông nhất thế giới: 1 họ của Việt Nam khiến 99% người ngoại quốc hiểu nhầm
Ở mỗi quốc gia, thường sẽ xuất hiện những họ chiếm ưu thế trong tổng dân số. Tuy nhiên, liệu bạn có thắc mắc liệu rằng họ nào đông nhất trên thế giới?