Giải trí

Lý do Gameshow Việt Nam ngày càng nhảm, đi đâu cũng thấy Trấn Thành, Trường Giang?

Gameshow là hình thức xuất hiện ở Mỹ từ năm 1950 với mục đích giúp các nhà sản xuất bỏ ra ít kinh phí đầu tư truyền hình nhưng lại thu hút hiệu quả nhà tài trợ và công chúng nhiều hơn. Đến những năm 1990, gameshow truyền hình mới du nhập vào Việt Nam. Ở thời điểm khán giả Việt Nam đang ‘đói khát’ những bữa ăn về tinh thần thì những gameshow đầu tiên xuất hiện như SV96, Hành Trình Văn Hóa, Đường Lên Đỉnh Olympia... nhanh chóng được ưu thích, đón chờ mỗi tuần và trở thành tuổi thơ của cả một thế hệ. Tiếp đó, những chương trình đình đám của thế giới đã được Việt Hóa và gây được ấn tượng lớn với khán giả trong một thời gian dài như: Chiếc Nón Kỳ Diệu, Ai Là Triệu Phú, Sao Mai Điểm Hẹn.

Giờ đây, không chỉ Đài truyền hình quốc gia, mà nhiều kênh truyền hình cáp khác đã bắt đầu bước vào cuộc đua khi.Theo thông tin từ c21media.net, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu format (định dạng) nước ngoài nhiều nhất khu vực châu Á năm 2015. Số lượng gameshow mọc lên như nấm, nhưng tại sao nhiều khán giả vẫn cho rằng những chương trình truyền hình của Việt Nam đang trở nên ngày càng 'nhàm' và 'nhảm' hơn?

Gameshow Việt thiếu sự sáng tạo

Ưu điểm của việc mua lại format các chương trình nổi tiếng thành công trên thế giới là sự chắc chắn trong việc thu hút khán giả ở thời gian đầu. Tuy nhiên, để kéo dài được sự hấp dẫn của một chương trình còn phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ sản xuất. Tất nhiên, không có gameshow nào có thể phát sóng mãi mãi nhưng rất nhiều gameshow nổi tiếng đã 'chết yểu' chỉ sau một hai mùa phát sóng vì nội dung thiếu đi sự đặc sắc. Điển hình, phải kể đến các chương trình gameshow ‘thi thố’ như: The voice, Viet Nam idol, the face, VietNam Next top model… , các chương trình này dù nổi tiếng toàn cầu nhưng về Việt Nam chỉ hấp dẫn ở một hai mùa đầu. Chưa kể đến một số chương trình biến mất chỉ sau thời gian ngắn phát sóng vì nội dung không hợp thị yếu người Việt hay chưa đủ sáng tạo về cách phát triển chương trình.

Hiện tại thị trường gameshow Việt vẫn chưa thể tạo nên một format do chính người Việt sản xuất vì vậy vẫn còn hạn chế về sự sáng tạo, dần dần tạo nên sự nhàm chán cho khán giả cũng như thiếu tính bản sắc. Không nhìn đâu xa, trong khu vực Châu Á, Hàn Quốc là quốc gia nổi tiếng với những gameshow đình đám mang đậm bản sắc do chính họ xây dựng như: Family, Running Man, Superman’s Return và hàng loạt cuộc thi âm nhạc, tuyển chọn idol.

Gameshow Việt nhiều nhưng không đa dạng

Hiện tại, đa phần các gameshow có mặt trên các kênh truyền hình đều là chương trình hài hoặc có yếu tố hài. Rất khó có thể tìm được một gameshow về trí tuệ, du lịch, nấu ăn… nổi tiếng ở Việt Nam. Sở hữu có xu hướng này là do nhà sản xuất đi theo thói quen giải trí của đa số người Việt mà chưa có tinh thần định hướng ngược lại cho khán giả. Tuy nhiên, khán giả Việt Nam không phải là không hứng thú với những gamshow trí tuệ mà là do đội ngũ sản xuất chưa thể tạo ra những chương trình thực sự thú vị mà thay vào đó tập trung thực hiện các chương trình hài để đảm bảo tính an toàn. Bởi lẽ, trước đây người Việt cũng từng rất hứng thú với nhiều gameshow thú vị về kiến thức như: Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú, Chiếc nón kỳ diệu.

Đây cũng là lý do khiến nhiều khán giả phát chán khi ‘bật kênh nào cũng thấy Trường Giang, Trấn Thành’, bởi những nhà sản xuất Việt đang lựa chọn cách an toàn là lấy sự nổi tiếng của nghệ sĩ để đem lại thành công cho chương trình. Nếu như ở Hàn Quốc, nhiều nghệ sĩ hạng trung có thể nâng tầm độ nổi tiếng ra cả khu vực sau khi tham gia gameshow (ví dụ như Running man), ở Việt Nam thì rất hiếm xảy ra trường hợp này. Ngược lại, đội ngũ sản xuất dường như chỉ ưu tiên những tên tuổi hàng đầu để có thể hút khán giả thay về việc tạo nên kịch bản chất lượng.

Gameshow Việt còn 'sạn'

Gameshow mọc lên như nấm nhưng nhiều khán giả vẫn không ít lần than phiền về chất lượng. Không ít lần khán giả than phiền về nội dung vô bổ của nhiều chương trình đặc biệt là các gameshow Hài. Có lẽ với số lượng chương trình, mà số lượng danh hài nổi tiếng được mời lại có hạn vì vậy mà khán giả đã cảm thấy quá nhàm chán với phong cách của các nghệ sỹ quen mặt, chưa kể đến những lần những nghệ sỹ này quen mặt.

Ngay cả đến Trấn Thành - một danh hài có tiếng nhất nhì Việt Nam đã từng bị Trấn Thành bị Đài truyền hình Vĩnh Long cấm lên sóng khi đã đã "bóp méo" nội dung vở cải lương kinh điển. Nhiều nghệ sĩ khác cũng từng bị chỉ ra những tình huống phản cảm và hàng tá lỗi khó chấp nhận.

Những hình ảnh khó chấp nhận của một gameshow

Có lẽ để cải thiện thị trường gameshow Việt đang bị bão hòa, điều đầu tiên khán giả cần làm là trở nên khó tính hơn khi thưởng thức những chương trình giải trí trên truyền hình!

Lưu ý: Bài viết mang quan điểm cá nhân

 

Xuân Bắc tức giận vì bị chê là ‘MC nhảm’, đòi thay thế Trấn Thành và Trường Giang làm trưởng phòng

(Techz.vn) Lần đầu tiên trong lịch sử chương trình 'Ơn giời, cậu đây rồi", Xuân Bắc bị chính khách mời chê là "MC nhảm".