Nước Mỹ đã đóng cửa suốt những tuần qua. Chỉ những hoạt động thiết yếu được cho phép hoạt động. Mặc dù có rất nhiều điều đáng để đề cập, phân tích, nhưng hôm nay, hãy cùng tập trung nhìn nhận vào khía cạnh kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng này.
Hiểu một cách đơn giản, tình hình kinh tế hiện nay của Mỹ đang không tốt. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến gần như toàn bộ dân số thế giới phải “ở trong nhà”, các hoạt động thương mại về cơ bản đều ngưng trệ. Mọi ngành kinh doanh đều bị ảnh hưởng (dù ít hay nhiều), một báo cáo của phòng Thương Mại Mỹ cho biết 24% doanh nghiệp của nước này hoàn toàn không thể tiến hành kinh doanh trong tình trạng khẩn cấp, 43% doanh nghiệp nhỏ chỉ có thể “chịu đựng” được thêm tối đa khoảng 6 tháng, và 10% chỉ có thể cầm cự được trong chưa đầy 1 tháng tới.
Từ mức đạt đỉnh vào tháng Hai, chỉ số DJIA đã giảm khoảng 20% và NASDAQ giảm khoảng 15%. Yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp kể từ báo cáo ngày 19 tháng 3 của Bộ Lao động Hoa Kỳ đã vượt quá 22 triệu. Một tính toán sơ bộ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp hiện tại của Mỹ là trên 17%. Đúng vậy, tình hình kinh tế Mỹ đang không tốt.
Nước Mỹ đã rơi vào tình cảnh này như thế nào?
Câu trả lời rõ ràng đầu tiên là do một loại virus từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã càn quét toàn cầu và gây ra tất cả tai ương hiện tại cho nền kinh tế Mỹ.
Mặc dù đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự suy thoái hiện tại của kinh tế Mỹ, nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất. Nói một cách khác, sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ không phải bắt đầu từ hồi tháng 2 hay tháng 3, mà nó đã bắt đầu xảy ra từ hàng năm nay.
Cuộc suy thoái gần nhất xảy ra cách đây một thập kỷ. Hãy cùng điểm lại cuộc suy thoái kinh tế 2007-08 tại Mỹ. Đây còn được gọi là giai đoạn của “Bong bóng Bất động sản”, nói cách khác, chính các ngân hàng đã mua những tài sản được hỗ trợ bởi các thế chấp chứ không phải khách hàng. Những khoản thế chấp này được thúc đẩy bởi các động cơ chính trị và một chính sách tiền tệ mở rộng. Có thể hiểu đơn giản là người Mỹ thời điểm đó được cho vay thế chấp vượt quá khả năng chi trả của họ hay giá trị của tài sản thế chấp. Cuối cùng thực tế đã giáng những cú đòn vào chính sách này, và người vay bắt đầu không còn khả năng thanh toán khoản vay (các nói khác của vỡ nợ). Khi các khoản vỡ nợ chồng chất, các tài sản được thế chấp mất giá trị, dẫn đến “nhuộm đỏ” bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. (Giá trị tài sản thế chấp giảm nhưng các khoản nợ phải trả thì không, điều này khiến vốn chủ sở hữu ròng của các ngân hàng giảm mạnh và trong một số trường hợp thậm chí chuyển sang tiêu cực.) Cuộc khủng hoảng này đã tạo ra chuỗi phản ứng chính trị dưới dạng: Gói cứu trợ tài sản gặp rắc rối (Troubled Asset Relief Package - Tpeg), và gói cứu trợ ngân hàng bí mật của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve’s secretive bank bailout) được thực hiện thông qua các tài khoản cơ sở.
Bài học mà hệ thống ngân hàng rút ra từ đây là mặc dù lợi nhuận của họ là riêng tư, nhưng các khoản lỗ của ngân hàng này (nếu ngân hàng đó quá lớn để sụp đổ) có thể được xã hội hóa (tức là, được chi trả bởi người nộp thuế). Hậu quả của bài học này là các ngân hàng sẽ tiếp tục tham gia vào các khoản đầu tư rủi ro hơn với tỷ suất lợi nhuận lớn hơn và khiến quy mô ngân hàng này trở nên quá lớn tới mức nếu như có bất cứ rủi ro nào xảy ra, ngân hàng này sẽ được coi là thiết yếu và được cứu trợ.
Bong bóng ngân hàng chính xác là những gì đã xảy ra kể từ khi kết thúc cuộc suy thoái kinh tế vừa qua. Trong những năm sau năm 2009, các ngân hàng lớn hơn đã tăng trưởng và mua lại các ngân hàng nhỏ hơn. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ì ạch với tốc độ hàng năm chỉ vào khoảng 1.6% trong giai đoạn 2009-2016.
Tình cảnh này đã bị ảnh hưởng phần nào bởi sự thay đổi của những cơn gió chính trị vào năm 2016. Sau khi Trump đắc cử, Quốc hội Mỹ đã đẩy mạnh việc cắt giảm thuế suất doanh nghiệp (từ 35 xuống 21%). Mặc dù điều này kích thích các doanh nghiệp chuyển lợi nhuận về Mỹ và kích thích tăng trưởng kinh tế (trung bình GDP Mỹ tăng trưởng thực tế hàng năm khoảng 2,5% kể từ tháng 1/2017), nhưng chừng đó là không đủ để vượt qua sự mong manh tiềm ẩn được xây dựng bởi các khoản đầu tư trước đây. Trong mùa hè và mùa thu năm 2017, lợi nhuận của các công ty Mỹ bắt đầu dịu xuống và bốc hơi. 9 trong 10 quý kể từ QIII năm 2017, lợi nhuận kinh doanh của các công ty phi tài chính giảm. Do đó, giá trị tài sản của các ngân hàng cũng giảm xuống.
Tại thời điểm này, lợi nhuận chưa về mức âm tuyệt đối, nhưng chúng đã thu hẹp đáng kể so với chỉ một năm về trước. Nói cách khác, nền kinh tế Mỹ vẫn phát triển nhưng nó đã chậm lại. Khi lợi nhuận giảm, chúng ta thấy các khoản đầu tư cố định thực tế thường niên giảm từ 5,2% trong QII năm 2018 xuống 0,1% trong QIV năm 2019.
Tạo ra lợi nhuận, giữ lại một phần thu nhập và tái đầu tư các khoản tiền này vào công ty là một hình thức tiết kiệm. Quỹ tiết kiệm này hỗ trợ các khoản đầu tư được thực hiện trong cơ cấu sản xuất. Không có những khoản tiết kiệm này, nền kinh tế sẽ chùn bước. Một cách khác để tạm thời thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng (mà không có nền tảng tiết kiệm vững chắc) là thông qua mở rộng tín dụng. Tuy nhiên, vấn đề là việc mở rộng tín dụng này lại tạo ra các khoản đầu tư kém hiệu quả vốn đã xuất hiện kể từ khi kết thúc cuộc suy thoái trước đây. Tại một số điểm, việc mở rộng tín dụng sẽ phải nhường chỗ cho một cuộc khủng hoảng. Nền kinh tế Mỹ đã trên con đường tiến tới loại khủng hoảng này từ lâu, trước khi COVID-19 xuất hiện. Hơn nữa, sự phát triển chậm lại chung của nền kinh tế cũng đã xảy ra khi tăng trưởng GDP thực tế giảm từ 3,2% trong QII năm 2018 xuống 2,3% trong QIV năm 2019.
Khi lợi nhuận giảm, đầu tư cho tăng trưởng trong tương lai cũng sẽ chậm lại, kéo theo nền kinh tế chậm lại, giá trị tài sản đòn bẩy của các ngân hàng tiếp tục giảm. Theo luật, một ngân hàng lớn phải duy trì 10% như dự trữ bắt buộc. Khi giá trị của tài sản bị khấu hao, các ngân hàng phải tìm cách để khỏa lấp sự mất cân bằng đó nhằm duy trì số dư trên bảng cân đối kế toán của họ, dẫn đến việc các ngân hàng vay mượn lẫn nhau. Thực tế ghi nhận lãi suất ngắn hạn của các ngân hàng Mỹ bắt đầu tăng vào năm 2015 và 2016 nhưng đã tăng tốc trong năm 2017 và 2018. Một phần nguyên nhân của việc tăng này là do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng một phần lớn nguyên nhân của nó đến từ việc các ngân hàng tìm cách củng cố tài khoản hao hụt của họ bằng cách vay vốn.
Kết quả của sự tranh giành vay vốn này là một đường cong lợi suất bán đảo ngược ngắn vào mùa hè (tháng 6 tháng 9 năm 2019).
Ngày nay, một đường cong lợi suất đảo ngược được xem như là một dấu hiệu tài chính báo trước một cuộc suy thoái sắp tới. Theo như dự đoán, Mỹ sẽ trải qua một cuộc suy thoái trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. Để chống lại và ngăn chặn đường cong lãi suất đảo ngược hoàn toàn, Fed đã thực hiện một bước đi bất thường và làm một việc mà tổ chức này chưa làm kể từ ngày 8 tháng 10 năm 2008: Vào tháng 9 năm 2019, Fed đã bơm một lượng lớn thanh khoản vào thị trường repo (Thỏa thuận mua lại). Những biện pháp này vẫn tiếp tục cho tới ngày hôm nay.
Hơn nữa, vào ngày 26 tháng 3 vừa qua, Fed tuyên bố rằng các ngân hàng không còn cần thiết phải duy trì tỷ lệ dự trữ 10%. Tỷ lệ dự trữ đã được miễn hoàn toàn và đưa về mức 0. Mục đích của các bước đi này là làm cho các ngân hàng vững vàng về tài chính. Tuy vậy, những bước đi này cũng báo hiệu sự mong manh tiềm ẩn trong hệ thống dự trữ phân đoạn dựa trên tiền định danh.
Điểm mấu chốt là trong cuộc khủng hoảng này của Mỹ, các ngân hàng đang được cứu trợ một lần nữa. Điều sai lầm với chính sách hiện tại của Mỹ là các ngân hàng của nước này vẫn sẽ chưa học được bài học về hậu quả của việc đầu tư có rủi ro vì họ tiếp tục được bảo lãnh. Nếu các rủi ro được chuyển cho người nộp thuế, các ngân hàng sẽ tiếp tục xây dựng các khoản đầu tư mạo hiểm khi họ nhận được các khoản tiền mặt mới.
Giải pháp hiện tại là sai lầm
Lý thuyết về chu kỳ kinh doanh của trường phái kinh tế Áo giải thích rằng để nền kinh tế thiết lập được một nền tảng vững chắc, nó phải thoát khỏi các khoản đầu tư kém hiệu quả đã xuất hiện trên thị trường. Nếu có quá nhiều khoản đầu tư kém hiệu quả bị thanh lý, thì quá trình đó được gọi là suy thoái. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, rất nhiều công ty sẽ phá sản. Đây là điều không may, đau đớn nhưng lại cần thiết. Một người bị sâu răng cần phải khoan bỏ các phần sâu trước khi được hàn trám lại. Không ai muốn bị khoan răng cả, nhưng nếu không vượt qua những nỗi đau ngắn hạn, các vấn đề dài hạn sẽ xuất hiện và trầm trọng hơn.
Con đường để phục hồi kinh tế từ suy thoái là quá trình thanh lý tài sản. Hãy tưởng tượng khi một cửa hàng không thể tự duy trì, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Nó đóng cửa, đương nhiên, nhưng câu chuyên sẽ không kết thúc ở đó. Điều xảy ra tiếp theo là quá trình thanh lý, hãy thử hình dung qua quá ví dụ dưới đây.
Giả dụ một tiệm bánh có mức chi phí cứng hàng tuần là 1000$, bao gồm các khoản lãi phải trả(đây là con số tượng trưng). Nếu cửa hàng này có tỷ suất lợi nhuận gộp là 25%, cửa hàng này sẽ cần phải bán được 4000$ một tuần để co thể bù đắp cho chi phí cứng đó. Nếu chính phủ muốn “kích cầu”, cách đơn giản nhất là đưa tiền cho người tiêu dùng, họ sẽ phải đưa cho khách hàng 4000$/tuần để có thể ngăn việc cửa hàng kia phải đóng cửa. Như chúng ta có thể thấy, việc kích cầu là cực kỳ đắt đỏ. Nhưng nếu thay vì đó, chính phủ cắt giảm thuế 1000$/tuần cho cửa hàng kia, kết quả là tương đương trong khi không cần phải chi khoản tiền nào cả. Rõ ràng, cắt giảm thuế tốt hơn là kích cầu. (Một số người có thể nghe nhiều về cụm từ “Kích Cầu” nhưng vẫn chưa hiểu được bản chất của việc này).
Tuy nhiên, giả sử rằng tiệm bánh này vẫn thất bại. Bước tiếp theo là ngân hàng (và các chủ nợ khác) sẽ tịch biên cửa tiệm. Cửa tiệm này sẽ được phát mãi, thanh lý. Lò nướng, bàn, ghế và thậm chí cả rèm cửa được bán cho bất cứ ai có thể mua chúng. Tiền được phân bổ cho những nguyên đơn (chủ nợ hoặc chủ sở hữu vốn đầu tư) theo Chương 7 của Đạo luật cơ cấu phá sản liên bang năm 1978. Các nguyên đơn được trả theo quy tắc ưu tiên tuyệt đối, trong khi đó đó các cổ đông phổ thông sẽ là những người cuối cùng trong thứ tự ưu tiên. (Không có gì ngạc nhiên khi các luật sư luôn được trả tiền trước.)
Tuy vậy, các thiết bị như lò nướng, bàn ghế,… không biến mất một cách đơn giản. Chúng sẽ được bán cho những người khác. Và trong một cuộc phát mãi, người mua sẽ không trả giá cao. Trên thực thế, trong suốt quá trình suy thoái, giá cả có xu hướng giảm (giảm phát). Khi những người mua mới tham gia vào quá trình phát mãi này, họ đang biến khoản đầu tư kém hiệu quả của người khác thành một khoản đầu tư thích hợp hơn. Tài sản phát mãi càng phổ dụng, sẽ càng được nhanh đưa vào tái sử dụng, nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh hơn. Nhưng nếu tài sản phát mãi thuộc loại đặc dụng, thì những công cụ đó có khả năng sẽ bị vứt xó và tổng giá trị của chúng biến mất. Quay trở lại với ví dụ cửa tiệm bánh, nếu một người mua lại toàn bộ cửa hàng với mức giá thấp hơn so với giá trị gốc, người này vẫn có thể tiếp tục bán ra các loại bánh trước đó với cùng mức giá. Nhưng vì chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn, thay vì mất 1000$ mỗi tuần thì người này sẽ thu được lợi nhuận, bởi vì cơ cấu chi phí thấp hơn.
Trong quá trình thanh lý này, các ngân hàng sẽ mất một phần giá trị của khoản vay. Thông qua quá trình thanh lý, phát mãi, họ sẽ chỉ thủ được một phần giá trị của khoản nợ. Những khoản mất mát này gây tổn hại cho các ngân hàng bởi những tính toán sai lầm của họ trong quá trình cho vay. Tuy nhiên, các hành động gần đây của Fed đã bảo vệ các ngân hàng khỏi các bài học đau đớn này.
Giải pháp mới
Điểm đáng chú ý ở đây là: Bong bóng được tạo ra bởi việc mở rộng tín dụng ào ạt. Suy thoái là điều hiển nhiên, và thêm nguyên nhân trực tiếp là việc đóng cửa do COVID-19. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, việc liên tục gia tăng bơm tiền sẽ không tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Việc mở rộng bơm tiền sẽ chỉ có tác dụng trì hoãn điều hiển nhiên phải xảy ra và cuối cùng sẽ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Hơn nữa, việc kích cầu sẽ không tạo ra hồi phục dạng chữ V. Tăng trưởng kinh tế được tạo ra nhờ tiết kiệm, đầu tư và hình thành vốn.
Để nhanh chóng đưa nền kinh tế phục hồi vững chắc và bền vững, cần sử dụng Công thức 3 mũi nhọn. Mũi nhọn đầu tiên là xây dựng tiết kiệm từ cách chi tiêu. Tiết kiệm chính là tấm đệm khi nền khi tế sụt giảm. Đó là tiết kiệm được tạo ra khi các nhà thầu mua các công ty thanh lý. Nếu không có người mua các tài sản thanh lý, suy thoái kinh tế không thể chuyển thành phục hồi. Do đó, các chính sách có thể giúp nhanh chóng phục hồi kinh tế là các chính sách kích thích tiết kiệm, chứ không phải chi tiêu.
Đại dịch COVID-19 đã cho thấy những hậu quả từ việc người Mỹ tiết kiệm ít. Trong tháng 2/2020, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân ở Mỹ chỉ là 8,2% tổng thu nhập. Đến khi nền kinh tế Mỹ phải đóng cửa, chính phủ Mỹ đã phải tung ra gói hỗ trợ khẩn cấp.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế vì Coronavirus (CARES) năm 2020 là việc chuyển thêm tiền mặt trực tiếp vào tài khoản của mọi người. Lập luận là mọi người cần tiền đó để trả tiền thuê nhà, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cơ bản khác. Thật không may, các chính sách này không giúp xây dựng quỹ tiết kiệm của dân Mỹ. Cách tiếp cận tốt hơn là chính phủ đảo ngược các chính sách chi tiêu và lạm phát. Cắt giảm thuế đối với các hoạt động bị trì hoãn tiêu thụ sẽ đưa chúng ta ra khỏi suy thoái nhanh hơn.
Thành phần thứ hai là giảm phát. Các nhà kinh tế đã chính xác khi tìm ra rằng có sự liên kết giữa giảm phát với suy thoái, nhưng họ đã sai khi kết luận rằng nếu tránh được giảm phát, thì chúng ta sẽ tránh suy thoái. Nếu giảm phát được tạo ra một cách giả tạo bởi một chính phủ một cuộc suy thoái sẽ là kết quả tất yếu. Tuy nhiên, giảm phát là cách tự nhiên mà một nền kinh tế tự sửa chữa. Nó hoạt động từ hai quá trình. Đầu tiên là quá trình thanh lý. Trong ví dụ đã đưa ra ở trên, cửa hàng đã có một lò nướng. Giả sử ban đầu nó được mua với giá 5.000 đô la. Nếu người mua mới mua lại nó với giá 3.000 đô la, anh ta còn lại 2.000 đô la và anh ta có thể phân bổ khoản tiền này cho các yếu tố sản xuất khác. Do đó, khi giá đầu tư thiết bị giảm, các doanh nhân mới sẽ dễ dàng kinh doanh hơn, đây là một phần tạo ra quá trình phục hồi. Giảm phát cũng hỗ trợ phục hồi từ phía người tiêu dùng. Khi giá giảm, sức mua của người tiêu dùng tăng lên. Sự gia tăng sức mua này đặc biệt quan trọng đối với những người mới thất nghiệp. Ví dụ: nếu ngân sách thực phẩm hàng tuần là 300 đô la mỗi tuần, giảm phát có nghĩa là người tiêu dùng có thể mua cùng một lượng thực phẩm với giá rẻ hơn 300 đô.
Thành phần thứ ba là bất cứ thứ gì có thể đẩy nhanh quá trình thanh lý. Luật pháp cần được cải cách để làm cho quá trình phá sản dễ dàng hơn, cũng như sáp nhập và mua lại.
Thật không may là nhiều người đang sử dụng cuộc khủng hoảng này như một cơ hội để ủng hộ chủ nghĩa tập trung, quốc hữu hóa và áp dụng chính sách tiền tệ hiện đại. Mỗi lần chủ nghĩa tập trung được thử nghiệm là một lần đã thất bại trong việc tạo ra đủ của cải cho người dân. Việc quốc hữu hóa các ngành công nghiệp đã thất bại vì các cơ quan công quyền đơn giản là không thể tham gia vào tính toán kinh tế. Và mặc dù lý thuyết tiền tệ hiện đại có vẻ mới và lạ, nhưng nó không có gì khác hơn là đóng gói lại các ý tưởng về nới lỏng tiền tệ của thế kỷ XIX. Bây giờ là lúc cấp thiết hơn bất cứ khi nào để trở lại với thị trường tự do. Lịch sử đã cho chúng ta thấy hết lần này đến lần khác rằng thị trường tự do tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững. Adam Smith đã tìm thấy công thức sớm nhất là vào năm 1755:
“Chỉ cần một số điều ít ỏi là có thể đưa một quốc gia trở lên cường thịnh nhấ từ trạng thái man rợ nhất, đó là hòa bình, thuế quan dễ dàng và một nền hành chính công ở mức chấp nhận được, tất cả những điều còn lại hãy để thuận theo tự nhiên. Tất cả các chính phủ cản trở tiến trình tự nhiên này, buộc mọi thứ phải diễn ra theo một hướng khác hoặc cố gắng tác động vào tiến trình của xã hội tại một số thời điểm đều là phản tự nhiên, đẩy chính phủ đó phải tiến tới áp bức và chuyên quyền.”
Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường, bởi vì điều này đã tạo ra một sự bùng nổ của cải đối với tất cả, từ những người giàu tới những người nghèo và tất cả tầng lớp trung lưu. Cái nhìn sâu sắc mà đơn giản này đã thúc đẩy sự tăng trưởng đột biến, có tác động lớn hơn đến nhân loại so với bất kỳ virus, thảm họa tự nhiên hoặc chiến tranh nào. Đã đến lúc để thị trường và tư nhân tự do.
Nền kinh tế Mỹ 'khủng khiếp' như thế nào?
Sẽ rất khó để có thể hình dung được một cách thấu đáo quy mô nền kinh tế của siêu cường Mỹ lớn đến mức nào, thậm chí lớn đến mức “lố bịch”.