Bạn có biết loài động vật nào có tuổi thọ cao nhất thế giới? Đầu tiên cần phải nhắc đến loài sứa hải đăng, đây chính là loại động vật ăn thịt sống ở vùng biển nhiệt đới.
Nó có một khả năng cực kỳ mạnh mẽ, đó là khả năng trẻ hóa. Nó có thể tự sao chép và sinh sản vô tính.
Trong môi trường thích hợp nhất là 20 độ C, sứa hải đăng sẽ phát triển từ ấu trùng thành trưởng thành trong vòng một tháng, lúc này điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Chúng có thể phát triển ngược lại thành ấu trùng, sau đó lại trưởng thành, v.v. Phương thức sinh tồn của chúng là một chu kỳ như vậy và nó đã được xác minh ở các phòng thí nghiệm nước ngoài. Đây chính là loài vật có khả năng đảo chiều tăng trưởng.
Sứa hải đăng có đường kính khoảng 4 đến 5 mm. Cơ thể của nó trong suốt và có hình chuông. Trên lưng có một số cấu trúc nổi lên trông giống như một ngọn hải đăng nên người ta gọi nó là sứa hải đăng là một trong những loài sứa có tuổi thọ dài nhất.
Vì có thể đảo chiều nhiều vòng đời mà không giới hạn vì thế có thể nói sứa hải đăng chính là một dạng sống bất tử và cũng là loài duy nhất trên thế giới có cơ chế sống ‘cải lão hoàn đồng’ như vậy.
Phương thức sinh sản của sinh vật này là đẻ trứng và thường sống ở độ sâu 20 mét.
Một loại sinh vật khác có tuổi thọ không tưởng chính là san hô đen. Loài sinh vật này được cố định chặt trên đá, có bộ xương trục trung tâm màu đen, phân nhánh dày đặc nhưng phân bố không đều. San hô đen chỉ phát triển khoảng 4-35mm mỗi năm và có tuổi đời khoảng 4256 năm. Mặc dù san hô đen tương tự như cây liễu nhưng nó thuộc họ động vật ruột khoang.
San hô đen biển sâu là một ví dụ hoàn hảo về hệ sinh thái được liên kết giữa bề mặt và đại dương sâu. Chúng có khả năng ghi lại mối liên kết này trong bộ xương của mình từ hàng trăm đến hàng nghìn năm”.
San hô đen phát triển ở dạng cây hoặc bụi rậm, liên tục tiết ra các bộ xương trong hàng trăm đến hàng nghìn năm. Nhìn theo mặt cắt ngang, các dải tăng trưởng của san hô đen giống như các vòng cây.
Các nhà khoa học thu thập những bộ xương này, xác định niên đại và sử dụng chúng làm thước đo để đo xem môi trường đã thay đổi như thế nào, từ thập kỷ này sang thập kỷ khác, trong hàng nghìn năm qua. Những bộ xương này giống như những bức ảnh chụp nhanh về nồng độ carbon trong nước mặt và bầu khí quyển từ nhiều năm trước.
Nguồn: Sohu, livescience