Trung Quốc đã trồng lúa mì hàng nghìn năm, vậy tại sao lại không phát minh ra bánh mì?
Thực tế, lúa mì đã được trồng ở Trung Quốc hàng nghìn năm nhưng lúa mì không được sớm thuần hóa ở đất nước tỷ dân.
Người ta thường tin rằng lúa mì đã được người dân Tây Á thuần hóa hơn 10.000 năm trước. Nói cách khác, trong mắt người dân Tây Á, lúa mì là loại cây lương thực được thuần hóa và ăn được đầu tiên. Vào thời điểm đó, Trung Quốc thực tế đã có cây lương thực ăn được.
Vậy sau khi có được cây lương thực vào thời điểm đó, việc đầu tiên mọi người nghĩ đến là gì?
Tất nhiên, đó là con người sẽ cần tìm cách chế biến những thứ ăn được này rồi nấu chín cho vào miệng là có thể cung cấp cho mình năng lượng hỗ trợ cuộc sống.
Và chính vì các loại thực phẩm khác nhau được sử dụng trong phương pháp nấu ăn giữa Trung Quốc và phương Tây cũng rất khác nhau. Phương pháp nấu ăn của người Tây Á thời đó chủ yếu là quay, vì ở đây có rất nhiều thịt bò và thịt cừu nên họ muốn thử nghiệm nướng bất cứ thứ gì có thể ăn được, ngay cả với lúa mì.
Và khi lúa mì du nhập vào Trung Quốc cách đây hàng nghìn năm, cách chế biến vẫn chưa được phổ biến. Ở thời điểm đó, người Trung Quốc đang chế biến thức ăn theo những phương pháp chủ yếu như nấu cháo, cơm từ gạo.
Ngoài ra, công nghệ trồng lúa mì thời đó cũng rất thấp nên chỉ có thể coi là lương thực bổ sung, phải đến khi những hạt giống lúa mì phù hợp được trồng trọt thì loại thực phẩm này mới có giá trị thực tiễn.
Hơn nữa, hương vị của bánh mì làm bằng phương pháp lên men thời kỳ đầu không thể so sánh được với bánh mì ngày nay, loại bánh mì đầu tiên khá cứng, e rằng chỉ những người dân địa phương không có đồ ăn mới có thể chấp nhận được loại bánh mì này.
2. Các yếu tố liên quan đến thói quen ăn uống dẫn đến việc người Trung Quốc không thể phát minh ra bánh mì
Trước khi lúa mì du nhập vào Trung Quốc, con người ở đây đã có thói quen ăn uống và dụng cụ ăn uống riêng. Phương pháp nấu ăn chính của họ là hấp và luộc, đồng thời chúng ta cũng phát minh ra một số dụng cụ nhà bếp rỗng hình bán nguyệt tương tự như nồi, chảo ngày nay, sau này xuất hiện thìa và đũa.
Người phương Tây rất khác khi đồ ăn của họ thường được nướng chín, dụng cụ nấu ăn cũng khác và thường nướng thành bánh mì để ăn kèm với các món khác.
Vì vậy, trên thực tế, ngay cả khi trung quốc phát hiện ra lúa mì là một loại thực phẩm sớm hơn thì cũng khó có thể tạo ra được bánh mì. Bởi lẽ, Trung Quốc có nhiều thực phẩm chủ yếu nên không có nhu cầu thay đổi về khẩu vị.
Nguồn:Sohu