Đời sống

Khi về già, nỗi buồn lớn nhất là có hai loại người thân này ở bên

Khi về già, nỗi buồn lớn nhất là có hai loại người thân này ở bên

Gia đình chính là những người có quan hệ máu thịt với chúng ta. Những người thân trong gia đình như những trụ cột trong cuộc đời chúng ta, gánh vác niềm vui nỗi buồn để mỗi cá nhân không còn cô đơn giữa biển người bao la.

Tuy nhiên, trong cuộc đời chúng ta luôn có một số người thân, sự tồn tại của họ thay vì mang lại hơi ấm cho chúng ta lại khiến chúng ta phải chịu đựng những đau khổ vô tận.

Thời gian trôi qua, nhu cầu của con người thay đổi. Bước vào những năm tháng tuổi xế chiều, điều chúng ta mong mỏi nhất thường là sự bầu bạn và sự chăm sóc của người thân, đáng tiếc là có hai loại người thân mà sự tồn tại của họ không mang lại hạnh phúc mà ngược lại chỉ gây ra nỗi buồn.

Trước hết, đó là kiểu bạn đời ích kỷ.

Những người bạn đời ích kỷ trong quan hệ với những người xung quanh, họ luôn không chịu nhượng bộ, luôn tìm cách lợi dụng người khác, không bao giờ chịu thiệt.

Ngay cả trong mối quan hệ với bạn đời, họ cũng rất tính toán. Những người này tin rằng việc nhà chỉ do vợ đản nhậm và làm ngơ trước sự vất vả của cô. Về tiền bạc, họ tin rằng vợ mình có nghĩa vụ chia sẻ áp lực và không hài lòng nếu như vợ không đóng góp nhiều về vấn đề kinh tế.

screenshot-3949-1709292437.jpg
 


Thậm chí sự thờ ơ của những người này với vợ lên đến mức kinh hoàng, không quan tâm khi vợ ốm đau, chỉ dựa vào con cái.
Trong tình huống này, người vợ sẽ là người gánh vác gia đình, phải chịu đựng sự thờ ơ, tính toán. Vì vậy mà thể chất của người vợ sẽ ngày càng sa sút, bệnh tật hoành hành.

Sở dĩ nhiều người coi hôn nhân như nấm mồ tình yêu chính là vì những người bạn đời thờ ơ này đã khiến hôn nhân mất đi tình cảm từ thuở ban đầu. 

Con cái dựa dẫm 


Thứ hai, có những đứa con vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ và thiếu tính tự lập sau khi trưởng thành.

Việc cha mẹ làm việc chăm chỉ để nuôi dạy con cái là điều đương nhiên. Tuy nhiên, sự nuôi dưỡng này không nên kéo dài mãi mãi. Khi lớn lên, con cái nên học cách đảm nhận những trách nhiệm độc lập trong cuộc sống thay vì liên tục dựa dẫm vào cha mẹ.

screenshot-3951-1709292437.jpg
 

Hầu hết con cái sẽ nhớ ơn cha mẹ đã nuôi dạy chúng và sẽ cố gắng hết sức để báo đáp ơn cha mẹ. Tuy nhiên, có những đứa con khi trưởng thành vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ và không muốn tiến bộ thì chẳng khác nào là lực cản tinh thần cho phụ huynh.

Trong cuộc sống, có không ít những đứa con cho rằng sự đóng góp của cha mẹ cho họ là điều đương nhiên và họ có quyền nhận trợ cấp từ cha mẹ. Họ không cảm thấy xấu hổ khi xin tiền bố mẹ mà thay vào đó họ phàn nàn rằng bố mẹ không đủ năng lực và cho họ quá ít.

screenshot-3950-1709292437.jpg
 


Đối mặt với những đứa con như vậy, cha mẹ cảm thấy vô cùng bất lực. Họ không thể bỏ mặc con cái và chỉ có thể tiếp tục dùng tiền lương hưu của mình để hỗ trợ cuộc sống cho con cái.

Khi về già, con người phải được hưởng hạnh phúc gia đình và hưởng tuổi già an nhàn. Tuy nhiên, nếu có những đứa con sống phụ thuộc vào cha mẹ thì đây sẽ là một bi kịch sau này trong cuộc sống, rất có thể họ sẽ bị những đứa như vậy kéo xuống.

Cả hai kiểu người thân trên đều  không phải là điều may mắn mà là tai họa cho gia đình. Họ phá hủy sự ấm áp của gia đình và khiến những năm tháng sau này của cha mẹ họ đầy lo lắng. Chúng ta nên học cách đối xử đúng mực với những người thân như vậy để xây dựng môi trường gia đình hòa thuận.

Trong suốt cuộc đời, gia đình là chỗ dựa quan trọng nhất và là bến đỗ tinh thần của chúng ta. Họ là những người gần gũi nhất với chúng ta, dù khi nào, ở đâu, dù ai cũng ra đi thì họ vẫn sẽ luôn ở bên cạnh chúng ta.

Các thành viên trong gia đình nên giúp đỡ lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau, bao dung lẫn nhau và quan tâm đến nhau. Chỉ bằng cách này, ngôi nhà mới có thể trở thành nơi trú ẩn ấm áp của chúng ta, nếu không nó có thể trở thành cái lồng giam giữ chúng ta.

Muốn có một gia đình đầm ấm thì cần sự chung tay nỗ lực của cả gia đình, đừng dùng tâm lý ích kỷ làm tiêu tan sự kỳ vọng của người thân, cũng đừng dùng sự lười biếng để bắt cha mẹ phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Nguồn:Sohu