Bị chẩn đoán ung thư dạ dày, cô gái 28 tuổi nhắc bố mẹ: Vứt bỏ ngay 3 loại thực phẩm lâu ngày trong tủ lạnh
Dù tiết kiệm là thói quen tốt nhưng không phải bất kỳ thứ gì cũng có thể cho vào tủ lạnh được. Cần lưu ý những thực phẩm không nên để lâu ngày trong tủ lạnh.
Theo Sohu, Tiểu Trương - 1 cô gái Trung Quốc năm nay 28 tuổi bị chẩn đoán đoán mắc bệnh ung thư dạ dày.
Một năm sau khi tốt nghiệp, Tiểu Trương bị mất việc, vì điều kiện gia đình khó khăn, để tiết kiệm tiền, cô luôn ăn hết đồ ăn trong tủ lạnh mà không vứt đi những thực phẩm lâu ngày. Thậm chí cô còn ăn cả thực phẩm hết hạn sử dụng.
Sau một thời gian dài với thói quen này, cô dần bị đau, chướng bụng và các vấn đề dạ dày khác. Cho đến một ngày, cô ho ra máu và bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn giữa.
Tủ lạnh là công cụ bảo quản thực phẩm phổ biến trong các gia đình hiện đại, nhưng thực phẩm để trong đó lâu ngày có thể trở thành “đồng phạm” với bệnh ung thư.
Trên thực tế, dù tủ lạnh có thể kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm nhưng nó không thể ức chế được sự phát triển của mọi loại vi khuẩn.
Bảo quản thực phẩm lâu ngày có thể sinh ra các vi sinh vật gây hại như E. coli, Staphylococcus Aureus hay nấm mốc gây tiêu chảy, buồn nôn và các triệu chứng khó chịu khác, nặng hơn thậm chí có thể gây ung thư dạ dày. Có ba loại thực phẩm để lâu trong tủ lạnh cần vứt kịp thời!
1. Hải sản qua đêm
Cá, tôm và các loại hải sản khác sẽ tạo ra các sản phẩm phân hủy protein sau khi ăn qua đêm, bao gồm amoniac, hydro sunfua và các chất có hại khác, có thể gây tổn hại chức năng gan, thận. Ngoài ra, thủy sản để trong tủ lạnh lâu cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
2. Món ăn nguội qua đêm
Hầu hết các món ăn lạnh đều chưa được nấu chín và tiệt trùng ở nhiệt độ cao nên dễ sinh ra vi khuẩn và gây kích ứng đường tiêu hóa nếu để lâu. Hơn nữa, hàm lượng nitrit trong các món ăn nguội sau khi nấu qua đêm tương đối cao, trong môi trường axit của dạ dày, nitrit dễ dàng chuyển hóa thành nitrosamine, cực kỳ dễ gây ung thư.
3. Cơm, mì và các thực phẩm giàu tinh bột khác
Bánh hấp, cơm, mì và các thực phẩm khác chứa tinh bột để lâu trong tủ lạnh sẽ thay đổi chất, làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa mà còn đẩy nhanh các phản ứng hóa học và tạo ra mùi khó chịu cùng chất aflatoxin gây ung thư.
Ngoài việc ăn nhiều thức ăn thừa, cũng có nhiều yếu tố gây tổn thương dạ dày như ăn quá nhiều thịt gà, vịt, cá, ăn quá nhiều, uống quá nhiều, vận động ít, thức khuya giải trí.. Các triệu chứng thường gặp của bệnh loét và các bệnh khác bao gồm đầy hơi, đau dạ dày, trào ngược axit, ợ chua, buồn nôn, nôn và thậm chí xuất huyết đường tiêu hóa trong những trường hợp nặng.
Nguồn:Sohu