Hàng trăm đập thủy điện đe dọa ĐBSCL của Việt Nam: Nỗi lo về ‘hiểm họa Tam Hiệp’ thứ 2
Thượng nguồn sông Mekong dự kiến có 467 thủy điện trong đó khoảng 1/4 đang trong quá trình xây dựng hoặc dự kiến xây dựng, gia tăng nguy cơ gây sạt lở và xói mòn ở hạ lưu.
Theo quy luật của tụ nhiên, Sông Cửu Long sẽ có bên lở bên bồi, cân bằng cho hai bên bờ. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây, sạt lở diễn ra nhanh hơn và trở nên vô cùng phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp cho đồng bằng sông cửu Long. Nguyên nhân trực tiếp của vấn đề này là do các nước trên thượng nguồn sông Mekong tập trung vào đập thủy điện để gia tăng kinh tế, gây ra hệ lụy với hạ lưu.
Việc xây dựng thủy điện trên thượng nguồn châu thổ đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội vùng.
Thủy điện trên dòng chính sông Mê Kong đang đua nhau mọc lên trong các năm gần đây. Trung Quốc, Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện, trong đó Trung Quốc đã xây được 8 đập ở thượng nguồn.
Theo cac chuyên gia, tất cả các thủy điện trên lưu vực sông Mekong đều có ảnh hưởng đến vùng ĐBSCL nước ta nhưng những thủy điện trên dòng chính luôn có ảnh hưởng nhiều hơn cả. Hơn nữa, ĐBSCL được hình thành do phù sa sông Mekong và vùng đất này sẽ bị sụt lún khi không còn chất phù sa. Bài toán biến đổi khí hậu sẽ xảy ra nhanh hơn, nặng nề hơn khi các đập thủy điện lần lượt chặn dòng chính sông Mekong
Theo ước tính của CGIRA, Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế, đến năm 2030, cả vùng hạ lưu ĐBSCL sẽ bị bao phủ bởi khoảng 470 đập thủy điện lớn nhỏ. Số lượng hồ chứa được quy hoạch trên thượng lưu sông Mekong sẽ đạt tổng dung tích 101,9 tỷ m3.
Việc lên kế hoạch và tiến hành xây dựng hàng chục con đập trên dòng Mekong mang lại lợi ích cho quốc gia sở hữu nhưng lại gây hệ lụy đến 60 triệu người sống phía dưới hạ lưu.
Một bài học rút ra từ con đập lớn nhất hành tinh Tam Hiệp rằng không nên xây đập thủy điện trên những dòng sông chính. Siêu đập này đã vướng nhiều tranh cãi khi gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ sinh thái, môi trường cũng như các vấn đề xã hội ở khu vực hạ lưu.
Đập Tam Hiệp đi ngược lại quy luật của Thế giới: Dân Trung Quốc sống trong lo sợ?
(Techz.vn) Đập Tam Hiệp được biết đến là con đập lớn nhất hành tinh. Tuy nhiên, dường như con đập của những kỷ lục này đang đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới.