Đời sống

Siêu đập Tam Hiệp bị tố cáo là ‘thủ phạm’ giết chết hồ nước hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc?

Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc trơ đáy

Hồ Bà Dương được xem là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, thuộc tỉnh Giang Tây, thông ra sông Dương Tử. Đây từng được xem là những địa điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch với  chiều dài 173km, chiều rộng 74km, hồ có diện tích mặt hồ lên tới 4.000km2 vào mùa mưa và 1.000km2 vào mùa khô. Tuy nhiên đây là câu chuyện của nhiều năm trước. Hiện tại, mức nước của hồ Bà Dương đã cạn tới mức thấp nhất và có nguy cơ trở thành đồng cỏ nếu tình trạng hạn hán kéo dài.

Thậm chí, người dân có thể sử dụng các phương tiện di chuyển hay nhặt những đồng xu cổ đại ở đáy hồ để kiếm thêm thu nhập.

Từ ngày 1/1/2020, Trung Quốc đã đưa ra lệnh nghiêm cấm đánh bắt ở những khu vực môi trường không ổn định ở con sông dài nhất của Trung Quốc. Đến đầu năm 2021, việc đánh bắt cá xung quanh khu vực hồ Bà Dương cũng sẽ bị nghiêm cấm trong ít nhất 10 năm.

Những người ngư dân sống nhờ vào hồ Bà Dương phản ánh rằng họ đã bị cáo buộc vô lý dù cho không hề gây ra những vấn đề môi trường xung quanh hồ. Hiện tại, những người này buộc phải tìm kế sinh nhai khác vì hồ đã cạn đáy.

Hồ Bà Dương đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ví như "quả thận" lọc nguồn nước cho 40% dân số Trung Quốc. Chính phủ cho rằng việc đánh bắt cá quá đà đã khiến số lượng cá trong hồ giảm xuống mức báo động, khiến những sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Tuy nhiên, tổn hại nghiêm trọng của hồ chứa nước này xuất phát từ hoạt động khai thác cát, xả trực tiếp nước thải không qua xử lý và chịu ảnh hưởng từ Đập Tam Hiệp nằm cách 560km trên thượng nguồn.

Đập Tam Hiệp là nguyên nhân?

Người dân xung quay khu vực hồ Bà Dương đã lên án dự án Đập Tam Hiệp và cho rằng đây là nguyên nhân chính gây ra những vấn đề cho hồ Poyang vì đã tích trữ một lượng lớn nước khổng lồ để phục vụ cho thủy điện.

Một ngư dân phàn nàn:  "Đập Tam Hiệp đang chặn đứng mọi nguồn nước. Mùa đông nào cũng cạn nước, nhưng năm nay hạn hán đã nghiêm trọng tới mức kỉ lục".

Tuy nhiên, một giáo sư tại Đại học Alabama, David Shankman đã nghiên cứu và cho rằng nguyên nhân chính đằng sau những vấn đề của hồ Bà Dương là nạn khai thác cát. Theo đó, giáo sư cho hay việc khai thác cát đã khiến nước thoát đi nhanh hơn, nhiều hơn ở vùng phía bắc của hồ.”

Đây không phải là lần đầu tiên đập thủy điện lớn nhất hành tinh - đập Tam Điệp vướng vào tranh cãi khi trước đó, dư luận Trung Quốc cho rằng con đập này đã tạo ra hệ quả nghiêm trọng đến xã hội, môi trường, hệ sinh thái cũng như đe dọa mạng sống của hàng tỷ người.

 

Đập Tam Hiệp - Siêu đập lớn nhất hành tinh ứng phó thế nào trong tâm bão virus Corona?

Giữa tâm bão dịch bệnh, Đập Tam Hiệp buộc phải có động thái để đối phó.