Đời sống

Đập Tam Hiệp đi ngược lại quy luật của Thế giới: Dân Trung Quốc sống trong lo sợ?

Đập Thủy điện từng là biểu tượng của các công trình sư trước thiên nhiên. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ trở lại, đập thủy điện giờ đây đã bị đánh giá khắt khe hơn khi được đặt dưới những nghiên cứu về tác hại gây ra đối với môi trường, hệ sinh thái và xã hội.

Trên thực tế, nhiều đập thủy điện đã phá hủy hệ sinh thái của dòng sông, sụt giảm sự phong phú của các loại thủy sinh  thậm chí còn gây hậu quả không nhỏ đến lượng lớn người dân ở khu vực. Đây chính là nguyên nhân các nhà chức trách, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư tiếp tục mở rộng và tiến hành các chiến dịch gỡ bỏ các đập nước tại nhiều khu vực với thông điệp ngày càng rộng trên thế giới. “Những con đập – không phải là mãi mãi. Hãy mang những dòng sông trở về!”

Tính từ năm 1912 đến năm 2016 nước Mỹ đã phá bỏ 1.384 đập nước, riêng trong năm 2016, có 72 đập bị gỡ bỏ, phục hồi gần 3.400 km dòng chảy, mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, hệ sinh thái và xã hội.

Hai trong số những thủy điện cao nhất nước Mỹ là Đập Elwha cao 33m và đập Glines Canyon cao 64m, được xây dựng vào đầu những năm 1900 đã được lên kế hoạch phá bỏ với chi phí được chi trả bởi chính phủ.

Sau khi các công trình đập thủy điện được gỡ bỏ, các dòng sông đã được phục hồi nhanh chóng, trở lại trạng thái ổn định mà không cần tới hàng thập kỷ.

Tại châu Âu, nước Pháp là quốc gia đi đầu trong việc gỡ bỏ các đập nước. Sau khi phát hiện ra sự hủy hoại nghiêm trọng các dòng sông và hệ thống sinh thái, tranh cãi đã nổ ra xung quanh việc huỷ hoại nghiêm trọng các dòng sông và hệ thống sinh thái vào đầu những năm 1980.

Theo xu thế gỡ bỏ các đập nước được thực hiện ở Mỹ trong thời gian này, tại châu Âu, đầu tiên là Pháp, sau đó là Tây Ban Nha, các quốc gia tại bán đảo Scandinavia và Đức cũng dần dần nghiên cứu và tiến hành gỡ bỏ các đập nước.

Đề xuất xây dựng đập nước tại dọc sông Loire (con sông dài nhất nước Pháp) và các chi lưu của nó vào năm 1985 đã dấy lên làn sóng phản đối kịch liệt. Nhiều người lo sợ đập thủy điện sẽ chấm dứt sự sinh tồn của dòng Loire và loài cá hồi Đại Tây Dương.

Từ năm 1996 đến năm 1998, nước Pháp tiến hành gỡ bỏ 3 đập lớn là: Kernansquillec (cao 15m, trên sông Léguer), đập Maison-Rouges (cao 4 m, dài 300m, trên nhánh sông Vienne) và đập Saint-Etienne-du-Vigan (cao 12m, trên nhánh Allier của sông Loire). Từ năm 2003 đến 2007, nước Pháp cũng tiếp tục gỡ bỏ 3 đập nước và 20 công trình chắn nước nhỏ.

Bên cạnh Pháp, các quốc gia châu âu khác như huỵ Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Thuỵ Sĩ  cũng đã gỡ bỏ tổng cộng 3.450 đập thủy điện.

Đập Tam Hiệp

Có thể thấy từ cuối thế kỷ 20, các nước phương Tây đã nhận thức được hiểm họa mà những đập thủy điện có thể gây cho môi trường, hệ sinh thái. Tuy nhiên, những con đập nước ở Mỹ hay ở châu Âu vẫn chưa phải là nhân tố gây ra nỗi lo lớn trên tổng số các công trình thủy điện trên thế giới.

Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất hành tinh, xây vào năm 1994 hoàn thành năm 2009. Con đập chặn đứng dòng sông Dương Tử đã gây nên tranh cãi trước khi xây dựng. Sau khi con đập này được hoàn thiện, những lợi ích của con đập thủy điện này ít được nhắc đến so với những hệ quả của nó đã gây ra.

Nhiều người mất nhà cửa: Diện tích của đập Tam Hiệp phủ kín 13 thành phố, 140 thị trấn và 1350 làng và làm 1,2 triệu người mất nhà cửa. Điều này dẫn đến hậu quả là nhiều người dân phải đi tái định cư, lừa tiền bồi thường, không tìm được công việc mới hay không nhận được đất đai như chính phủ đã hứa. Không ít người phải lâm vào cảnh nghèo đói, thất nghiệp.

 Những chuẩn bị của dự án đập Tam hiệp không kịp đối phó cho các tác động địa chấn, những thay đổi thất thường của mực nước tại các hồ chứa. Chính yếu tố này đã làm mất sự ổn định độ dốc của thung lũng Dương Tử, và kích hoạt những trận lở đất thường xuyên. Tình trạng xói mòn ảnh hưởng đến một nửa diện tích hồ chứa và hơn 300.000 người nữa sẽ phải tái định cư để ổn định lại bờ hồ chứa.

Trong khi nhiều nước trên thế giới nhiều nước đã đi theo xu hướng phá bỏ đập thủy điện để phục hồi các dòng sông thì Trung Quốc vẫn quyết tâm xây dựng một siêu đập thủy điện, đưa Trung Quốc vào thế ngàn cân treo sợi tóc.

 

Siêu đập Tam Hiệp bị tố cáo là ‘thủ phạm’ giết chết hồ nước hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc?

(Techz.vn) Siêu đập Tam Hiệp đã khiến một hồ nước ngọt lớn nhất của Trung Quốc rơi vào cảnh khốn cùng.