Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng là khu vực có môi trường khí hậu đặc biệt nhất ở Trung Quốc, nhiều loài thực vật ở đây cũng là loài có nguy cơ tuyệt chủng. Có rất nhiều loại lan mọc trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, trong đó, giá trị cao nhất đã lên tới 16 triệu nhân dân tệ (hơn 3 tỷ đồng) đó là loài lan ma. Điều kiện sinh trưởng của loài lan này rất khắc nghiệt, trên thế giới có rất ít.
Ngoài ra còn có nhiều tiêu chí để đánh giá các giống lan, ngày nay chúng ta đã phát hiện được hơn 20.000 giống lan, những loài lan này cũng có thể phản ánh sự đa dạng về loài. Tương tự, là loài thực vật lớn thứ hai trên thế giới, hoa lan cũng có những đặc điểm là khác với các loài hoa khác. Môi trường sinh trưởng và chu kỳ sinh trưởng cũng sẽ gây ra những thay đổi về hình dáng bên ngoài và phương pháp sinh sản của hoa lan. Nhiều người trong chúng ta đã từng nhìn thấy lan hồ điệp nhưng chưa có bạn nào nhìn thấy lan ma, hoa lan ma thường không mọc ở những nơi có môi trường rất thuận lợi. Ở Trung Quốc, chúng chỉ xuất hiện ở dãy Himalaya mà thôi.
Rễ của lan ma sẽ hòa nhập với vỏ cây nhưng sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng của cây lớn, hơn nữa lan ma là sinh vật có thể quang hợp để phát triển, nó cũng có thể tự mình hoàn thành quá trình hấp thụ nước, vì vậy loài quý hiếm này có phương pháp sinh sản cũng rất đặc biệt.
Phương pháp sinh sản của hoa lan ma về cơ bản dựa vào sức gió, điều này cũng khiến số lượng hoa lan ma giảm dần hàng năm. Số lượng lan ma còn sống sót hiện nay rất hiếm, chúng ta khó có thể nhìn thấy hoa lan ma trong tự nhiên. Mặc dù hoa lan ma có thời kỳ ra hoa hàng năm nhưng không phải lan ma nào cũng có thể nở hoa và kết trái. Hoa lan ma chỉ có 10% cơ hội nở hoa , và hầu hết các loài lan ma còn lại không có cơ hội phát tán hạt giống, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến số lượng lan ma ngày càng suy giảm.
Hoa lan ma là “thực vật biểu sinh”:Thực vật bám vào bề mặt thân và cành của một số loài cây. Chúng nhận tất cả thức ăn và nước uống qua bầu khí quyển hoặc từ bề mặt cây chủ mà không gây hại cho vật chủ. Hoa lan ma không có lá thật và hầu như không thể nhìn thấy cây trong suốt cả năm. Khi hoa rụng, chúng chỉ còn lại rễ. Ngay khi những cơn mưa mùa hè và độ ẩm quay trở lại khu rừng, hoa lan ma sẽ sống lại, tạo ra nhiều cành, nụ và hoa.
Dấu vết của hoa lan ma từng được phát hiện trên dãy Himalaya, giá trị của nó thậm chí đã lên tới 16 triệu nhân dân tệ, nhưng hoa lan ma thực sự không thể mua bán được. Hoa lan ma rất kén chọn môi trường sống nên việc nhân tạo không phù hợp. Hầu hết các nước cũng cấm bán hoa lan ma, giá của chúng ở mức rất đáng sợ, muốn mua thì chỉ đắt mà không có.
Nguồn:Sohu