Đời sống

Hé lộ dân tộc ăn Tết sớm nhất Việt Nam

Hé lộ dân tộc ăn Tết sớm nhất Việt Nam

 

Trong khi Tết Nguyên đán của người Kinh diễn ra vào đầu tháng 1 âm lịch mỗi năm thì người Mông lại ăn Tết cổ truyền vào đầu tháng 12 âm lịch. Đây cũng chính là dân tộc ăn Tết sớm nhất nước ta. 

Điều đáng nói, Tết năm mới của người Mông không cố định vào một ngày cụ thể mà được ấn định bởi Hội đồng già làng trưởng bản dựa trên cơ sở giao thời mùa vụ giữa năm cũ và năm mới cũng như điều kiện thời tiết có thuận lợi hay không. Theo đó, từng bản có thể hoàn toàn ăn Tết vào các ngày khác nhau trong 1 khoản thời gian được xác định.

screenshot-858-1704025867.jpg
 

Tết của người Mông sẽ thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày. Những đồ lễ trong ngày Tết của người Mông bao gồm: lợn, gà, bánh dày, hương, giấy dó. Những con lợn thường được các gia đình nuôi từ đầu năm, chờ đến đợt Tết mới làm thịt. Vật dâng cúng chính trong các nghi lễ ngày Tết của người Mông là gà trống.

Gà được người Mông quan niệm giống vật thiêng liêng, có khả năng trừ ma, sau khiến được cả hồn người, trâu, bò, lợn, hồn thóc lúa.

screenshot-859-1704025867.jpg
 

Bánh dày được người Mông ăn trong Tết và làm quà biếu. Loại bánh này được làm  từ gạo nếp nương, không bị pha tạp, tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời, là vũ trụ, là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên trái đất. 

Người đồng bào sử dụng hương thắp được làm  loại cây rừng có tên là lộng xeng. Người Mông cùng dùng giấy dó để trang trí nhà cửa, làm tiền âm phủ đốt trong nghi lễ.

Đua ngựa, đánh quay, đẩy gậy, bắn nỏ, hội Gầu tào, ném pao là những hoạt động trong ngày Tết của người Mông. Ngày Tết cũng là ngày hội giao duyên của các đôi trai gái khi các thanh niên nam nữ ăn mặc đẹp, rủ nhau đi chơi…

Tết của người Mông có tên gọi là Nào Pê Chầu với ý nghĩa là "Ăn Tết ngày 30". Theo quan niệm của người Mông thì 30 Tết là ngày diễn ra các nghi lễ chính để bước sang một năm mới.

screenshot-860-1704025867.jpg
 

Từ ngày 25 tháng Chạp (theo cách tính lịch của người Mông), người Mông đã chuẩn bị để mổ những con lợn to để làm lễ tạ ơn  tổ tiên, trời đất. Người Mông làm lễ "thả âm binh" (ua nênh tro khua) từ ngày 27 đến ngày 29 Tết. Đến chiều 30 Tết thì người Mông bắt đầu dọn dẹp xung quanh nhà để sẵn sàng đón Tết rồi làm lễ quét bồ hóng. Họ sẽ dùng  chỉ trắng hoặc đỏ buộc vào 3 cành tre nhỏ, còn lá xanh tạo thành một cái chổi để quét nhà từ cột chính đến buồng ngủ, không gian bếp, bàn thờ….