Doanh nhân

Nhận khối tiền tươi sau ly hôn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo giàu hơn cả Bầu Đức?

Nhận khối tiền tươi sau ly hôn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo giàu hơn cả Bầu Đức?
  • Vingroup công bố 5 mẫu SmartTV đầu tiên giá từ 8,69 triệu
  • 5 mẫu Smart TV của Vingroup chính thức chào hàng: Giá chỉ từ 8 triệu
  • VinFast tiết lộ bảng giá phụ tùng thay thế cụ thể từng chi tiết: Đập tan tin đồn ‘giá chát’

Cuộc ly hôn trung nguyên không chỉ tốn nhiều giấy mực của báo chí mà còn gây chú ý bởi hàng nghìn tỷ đồng của khối tài sản phân chia. 

Tại bản án sơ thẩm, tuyên hồi tháng 3/2019, Hội đồng xét xử đã phán quyết cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ quyền và ghĩa vụ nuôi con cũng như 60% tài sản, còn bà Thảo nhận 40%.

Toà giao ông Vũ quản lý 6 bất động sản trị giá 350 tỷ đồng và bà Thảo được giao 7 bất động sản trị giá 375 tỷ đồng. Tài sản quy ra tiền tương đương hơn 1.764 tỷ đồng. Ông Vũ có trách nhiệm thanh toán phần chênh lệch hơn 1.200 tỷ đồng cho bà Thảo.

Tuy nhiên, tình hình thay đổi khá lớn khi đến cấp phúc thẩm khiến người theo dõi vẫn “ngộp thở” ngay ở những phút cuối cùng.

Phiên tòa phúc thẩm ngày 5/12 kết luận ông Vũ quản lý tất cả cổ phần tại các công ty trong Tập đoàn Trung Nguyên (tổng số tiền hơn 5.000 tỷ đồng) cũng như nắm quyền kiểm soát  Trung Nguyên và đưa doanh nghiệp này phát triển theo định hướng của bản thân. Ngoài ra, ông Vũ cũng được quản lý đất và tài sản gắn liền với đất tương đương 6 bất động sản trị giá 350 tỷ đồng.

Về phía bà Thảo, vợ cũ của ông chủ Trung Nguyên cũng nhận được khốii tài sản choáng ngợp khi nắm trong tay quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của 7 bất động sản trị giá 375 tỷ đồng. Bà còn được giao sở hữu tiền, vàng, ngoại tệ trong các ngân hàng trị giá hơn 1.764 tỷ đồng. Ông Vũ phải thanh toán chênh lệch cho bà Thảo số tiền 1.510 tỷ đồng.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng đã tự nguyện giao cho bà Thảo sở hữu hoàn toàn phần tài sản của ông ại Công ty Trung Nguyên Singapore (định giá tài sản này khoảng 100 tỷ đồng). Tính ra, tổng số tài sản ròng mà bà Thảo sở hữu sau khi ly hôn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ khoảng 3.749 tỷ đồng.

Ngoài ra, bà Thảo được 0giao nuôi các con chung và chấp nhận sự tự nguyện của ông Vũ cấp dưỡng cho các con mỗi năm 10 tỷ đồng, tính từ năm 2013 đến khi học xong đại học.

Sở hữu khối tài sản hơn  3.700 tỷ đồng, bà Lê Hoàng Diệp Thảo được đánh giá là một trong những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam. Thậm chí bà Thảo vượt qua rất nhiều “nữ tướng”, các nữ doanh nhân quyền lực được xếp hạng trên thị trường chứng khoán.

Có thể nêu ra một số ví dụ như: bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, được mệnh danh là “bà hoàng” của ngành thuỷ sản Việt, với sở hữu gần 39,6 triệu cổ phiếu VHC thì giá trị tài sản được định giá ở thời điểm hiện tại (theo thị giá cổ phiếu) cũng mới đạt 3.146 tỷ đồng.

Các nhân vật tầm cỡ khác như bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk, bà Nguyễn Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cơ Điện Lạnh (REE), bà Thái Hương - Tổng giám đốc BacA Bank, Chủ tịch TH Milk… cũng đang sở hữu khối tài sản nhiều trăm tỷ đồng, tuy lớn nhưng chưa là gì so với định giá tài sản của bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Thậm chí, giá trị tài sản của bà Lê Hoàng Diệp Thảo cũng đang được định giá cao hơn tài sản cổ phiếu mà ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đang có (1.227 tỷ đồng). Cách đây 1 thập kỷ, ông Đức từng là người giàu nhất nhì Việt Nam.

Trên thị trường chứng khoán hiện nay ghi nhận những nữ doanh nhân có giá trị tài sản lớn vượt trội là bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air với 37.404 tỷ đồng (đây cũng là nữ tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam); bà Phạm Thu Hương - Phó Chủ tịch Vingroup và bà Phạm Thuý Hằng - Phó Chủ tịch Vingroup với giá trị tài sản cổ phiếu lần lượt là 17.507 tỷ đồng và 11.692 tỷ đồng.

 

Lộ hình ảnh mới nhất của Đại học VinUni, trường đại học có học phí 2,4 tỷ của ông Phạm Nhật Vượng

(Techz.vn) Tuy vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng những hình ảnh về ngôi trường đại học Vinuni có giá học phí 2,4 tỷ khiến nhiều người xuýt xoa vì sự xa hoa cũng như sang chảnh.