- Cường Đô la và trưởng đoàn Car Passion mang dàn siêu xe bạc tỷ xuống đường đi bão
- Siêu xe Ferrari F8 Tributo đầu tiên về Việt Nam của Cường đô la có gì đặc biệt?
- Cận cảnh siêu xe 30 tỷ mới tậu của Cường Đô La, khiến giới chơi xe ‘trầm trồ’
Trong năm 2020, Bộ Tài chính đệ trình lên Chính phủ, Quốc hội thông qua việc giảm, tiến tới cắt bỏ thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để lắp ráp xe hơi tại Việt Nam cho các doanh nghiệp đủ điều kiện.
Hiện tại, các doanh nghiệp lắp ráp xe hơi đều phải chịu thuế nhập từ 35 - 45%, thậm chí là lên đến 65% với các dòng xe cao cấp. Khi đó, thuế nhập khẩu tác động làm tăng chi phí sản xuất rất lớn, kéo theo giá xe lắp ráp trong nước đắt đỏ so với giá xe khu vực, thế giới.
Một trong những yếu tố cần thiết để Việt Nam có ngành sản xuất ô tô là việc cắt bỏ thuế nhập khẩu linh kiện, đi liền với đó là cam kết của doanh nghiệp sản xuất đủ sản lượng tối thiểu đối với từng mẫu xe đơn lẻ và sản lượng chung của doanh nghiệp.
Bên cạnh thuế nhập khẩu thì thuế tiêu thụ đặc biệt đối với linh kiện xe hơi và xe nguyên chiếc cũng ảnh hưởng lớn đến giá thành xe hơi.
Cụ thể, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe dung tích xylanh dưới 1.5L sẽ chịu mức thuế 35%, dung tích từ 1.5L đến 2.0L là 40% và từ 2.0L đến 3.0L là 50%, từ 3.0L trở đi chịu mức thuế rất cao từ 60% đến 150% giá trị xe.
Theo như Nghị định 116 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe thì các điều kiện khá ngặt nghèo đối với xe nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe trong nước như: giấy chứng nhận kiểu loại, kiểm tra khí thải, an toàn kỹ thuật theo từng lô xe nhập chứ không đăng kiểm theo kiểu loại như trước kia, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe hơi phải có đường thử đúng quy định; kinh doanh xe nhập khẩu phải có hệ thống dịch vụ bảo dưỡng…
Gần đây, Bộ Công Thương đưa ra hướng sửa đổi theo hướng kiểm tra khí thải, tiêu chuẩn kỹ thuật theo kiểu loại nếu các thông số xe nhập theo lô tương tự nhau. Đây là động thái được chó là sẽ bớt gánh nặng trong quá trình nhập khẩu xe hơi tại Việt Nam.
Vướng mắc được nhiều doanh nghiệp phản ánh nhất chính là giấy chứng nhận kiểu loại. Đây là mẫu giấy được cho là chỉ các doanh nghiệp độc quyền của hãng sản xuất mới có được. Điều này khiến các nhà nhập khẩu tư nhân khác không thể có được, đồng nghĩa với việc không thể nhập vào Việt Nam.
Tuy nhiên, người dùng vẫn mong chờ vào những giải pháp tiếp theo đỡ tháo gỡ khó khăn với thị trường xe trong nước.
Bộ Tài chính thông tin Việt Nam sẽ mở cửa đối với thị trường xe hơi EU khi Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu u phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)
Nếu nửa đầu năm 2020 hai bên ký phê chuẩn, lộ trình giảm thuế nhập xe hơi từ EU sẽ được thực hiện ngay. Bộ Tài chính cho hay, trong vòng 9 năm đối với xe nhập khẩu từ EU có dung tích xy-lanh trên 3.0L sẽ được giảm thuế theo lộ trình dần dần. Hết 9 năm, thuế nhập xe hơi từ EU về Việt Nam sẽ bằng 0% như các xe nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia về Việt Nam hiện nay.
Lộ trình cắt giảm thuế sẽ diễn ra trong 10 năm đối với các dòng xe dưới 2.0L, sau 10 năm Việt Nam chính thức bỏ thuế đối với xe nhập EU có dung tích thấp.
Như vậy, nếu Việt Nam và EU chính thức thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan, chắc chắn thuế nhập xe hơi từ EU hiện là 70 - 75% sẽ được cắt giảm mạnh và cơ hội lớn cho các dòng xe EU vào Việt Nam, điều này đồng nghĩa với thị trường có sự cạnh tranh và người tiêu dùng có thêm lựa chọn.
Mặc dù chặng đường cho tự do hoá và cạnh tranh của thị trường xe Việt Nam sẽ còn có nhiều chông gai, khó khăn cần phải vượt qua, nhưng nếu Việt Nam thực hiện nghiêm túc các cam kết và chủ động có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp ô tô sẽ lớn mạnh và người tiêu dùng Việt sẽ được hưởng lợi giá xe rẻ hơn.
Siêu xe Ferrari F8 Tributo đầu tiên về Việt Nam của Cường đô la có gì đặc biệt?
(Techz.vn) Doanh nhân Nguyễn Quốc Cường hay còn được gọi là Cường đô la vừa tậu thêm siêu xe Ferrari F8 Tributo đầu tiên Việt Nam bổ sung cho bộ sưu tập của mình.