Lý do khiến mẹ con Quỳnh Trần JP và bé Sa bị Youtube cho ‘ăn gậy', phải đóng kênh hơn 2 triệu sub?
Trước đó, vào ngày 13/11, Quỳnh Trần JP đã chính thức đưa ra thông báo rằng bé Sa sẽ không xuất hiện trong các video trên kênh “Quynh Tran JP & Family – Cuộc sống ở Nhật cùng mẹ nữa: “Thông báo với mọi người một tin buồn. Kênh YouTube của Quỳnh đã bị tắt bình luận. Quỳnh cũng đã bị tắt luôn tab ‘Cộng đồng’ vì trong video của mình có bé Sa. Từ vlog này trở đi, Quỳnh chỉ quay video một mình mình thôi… Mọi người thông cảm cho Quỳnh” - Youtuber cho hay.
Nguyên do là vì kênh YouTube của bà mẹ một con này đã bị tắt tắt chức năng bình luận, bị tắt tab “Cộng đồng”. Đáng nói là kênh YouTube của Quỳnh Trần JP cũng bị tắt chức năng hiện quảng cáo thương mại vì video có hình ảnh bé Sa. Điều này đồng nghĩa với việc, chị Quỳnh đã không thể kiếm kênh YouTube cũ nữa. Vị vậy, Quỳnh Trần JP đã có chính thức đưa ra quyết định lập Kênh Youtube mới, đăng tải video độc lập mà không có bé Sa, gần như là gây dựng lại tất cả để Youtube cho phép bật quảng cáo và kiếm thu nhập. Kênh youtube có hơn 2 triệu người theo dõi của Quỳnh Trần vẫn sẽ giữ lại được nhưng hạn chế hoạt động.
Mới đây nhất, Quỳnh Trần chia sẻ trên tài khoản Facebook cá nhân rằng cô đang nghĩ ra phương án để có thể đưa Sa xuất hiện trở lại trong các Vlog cùng mẹ. Tạm thời bé Sa chưa thể xuất hiện trong các video
YouTube, nên chị Quỳnh sẽ cập nhật các hình ảnh, clip ngắn của Sa trên Facebook cho mọi người xem. Chị chia sẻ trên Facebook “Quỳnh đang ngâm cứu cách để quay có Sa, còn kênh mới là dự định cho chắc thôi nè”.
Lý do khiến Quỳnh Trần JP bị YouTube tắt bình luận, hạn chế kiếm tiền có liên quan đến chính sách mới nhất của YouTube về quyền trẻ em, nhằm tuân theo “Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em” (COPPA) mà Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) đặt ra cho nền tảng này.
Theo đó, kể từ ngày01/01/2020, YouTube sẽ tự hạn chế một số quyền lợi của các chủ kênh có nội dung liên quan tới trẻ em và loại hình khán giả nhỏ tuổi để bảo vệ quyền lợi an toàn cho trẻ em khi xuất hiện trong video.
Theo đó các Youtuber phải báo cáo cho YouTube biết nội dung mà chủ kênh được đăng tải có dành cho trẻ em hay không. Sau đó, YouTube sẽ dùng công nghệ máy học để xác định những video rõ ràng nhắm đến đối tượng là trẻ em nhỏ tuổi. Cụ thể, những video được YouTube phân loại vào video dành cho trẻ em sẽ bị hạn chế một số tính năng sau:
Quảng cáo tùy chọn cá nhân hóa
- Bình luận
- Hội viên của kênh
- Hình mờ thương hiệu của kênh
- Nút quyên góp
- Thẻ thông tin hoặc Màn hình kết thúc
- Trò chuyện trực tiếp hoặc Quyên góp trong cuộc trò chuyện trực tiếp
- Phát lại trong Trình phát thu nhỏ
- Super Chat hoặc Hình dán đặc biệt
- Lưu vào danh sách phát
- Kệ hàng hóa của YouTube.
Làm cách nào để được học ở VinUni mà không mất học phí?
(Techz.vn) Với mức học phí hơn 800 triệu đồng/ năm học, liệu có cơ hội nào cho những học sinh có điều kiện kinh tế ở mức trung bình đặt chân vào VinUni?