Khám phá mới

Cúng ông Công ông Táo 2020 và 5 điều cần biết

Theo quan niệm truyền thống, ngày  23 tháng Chạp (âm lịch) là ngày ông Công ông Táo chầu trời, báo cáo về công, tội của từng người từng gia đình ở nhân gian trong suốt một năm qua. Vì thế, trong ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ, cá chép, vật phẩm như là một nghi lễ để tiễn ông Táo về Thiên Đình.

Tuy nhiên, không phải ái cũng biết rõ về nghi thức cúng ông Táo sao cho đúng và chuẩn nhất. Dưới đây là những lưu ý cũng như trình tự cúng ông Công ông Táo đưa ra dựa tên ý kiến của các chuyên gia phong thủy, nhà nghiên cứu văn hóa.

Thời gian cúng ông  Công ông Táo: Trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp

Theo tục lệ, thời gian người dân thường cúng  ông Công ông Táo là đúng vào ngày 23 tháng Chạp.

Tuy nhiên, các gia đình hoàn toàn có thể cúng trước đó vài ngày thậm chí là  5-7 ngày với ý nghĩa báo cáo mọi việc với ông Táo trước còn ông Táo vẫn lên chầu Trời đúng ngày 23/12 âm lịch.

Một lưu ý quan trọng là thời điểm cúng ông Công ông Táo phải rơi vào trước 12h trưa. Vì theo quan niệm, sau 12h trưa cổng thiên đình đã đóng và các ông Công ông Táo không thể báo cáo kết quả nữa.

Địa điểm Cúng ông Công ông Táo: Phải là nơi trang nghiêm, sạch sẽ

Tùy theo tục lệ của từng địa phương, các gia đình sẽ thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo ở trong Bếp hoặc bàn thờ chính. Tốt nhất là nên tuân theo tập tục của nơi mình sinh sống. Tuy việc cúng ông Công ông Táo không câu nệ cúng ở đâu nhưng theo thường lệ các gia đình sẽ cúng ở những nơi trang nghiêm, sạch sẽ.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất

Lễ vật cúng ông Công ông Táo cũng tùy thuộc vào tập tục gia đình và địa phương. Ngoài lễ mặn, một số gia đình sẽ cúng lễ chay.

Thành phần lễ cúng bao gồm như sau:

Lê mặn có một mâm cơm canh, thịnh soạn hay đơn giản tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.

Lễ chay: bánh trái, hoa quả, bộ mũ ông Công ông Táo và 3 con cá chép. Theo truyền thống là có 2 ông 1 bà (mũ ông có cánh chuồn còn mũ bà không có cánh chuồn).

Với những gia đình không có điều kiện, hoàn toàn có thể cúng ông Công ông Táo đơn giản với các lễ vật như hương, hoa, đăng, trà, quả, bộ mũ ông Công ông Táo, cá chép thì có thể mua cá giấy hoặc cá thật đều được.

Quan trọng nhất ở việc cúng bái vẫn là việc tâm thành, thể hiện đạo lý truyền thống của người Việt Nam.

Lưu ý, trong mâm cúng người ta kiêng không cúng thịt chó, thịt trâu, cá mè, vịt, ngan…

Lau dọn bàn thờ dịp cuối năm, tỉa chân nhang

Quanh năm, các gia đình thường kiêng động vào bàn thờ, vì thế mọi người nên nhân dịp cúng 23 tháng chạp để tranh thủ dọn dẹp lại bàn thờ: tỉa chân nhang, lau chùi thật cẩn thận để chuẩn bị đón năm mới.

Tùy theo địa phương, có những nơi người ta đã hết tro cũ trong bát hương để thay tro mới. Tuy nhiên, đa số người ta chỉ tỉa chân hương, lau chùi rồi tẩy uế sau đấy đặt nguyên như cũ.

Bài khấn cúng ông Công ông Táo

Bên cạnh nghi lễ nghiêm trang thành cúng, các gia đình thường chuẩn bị bài cúng, bài văn khấn nôm để tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. 

Vì Táo phủ thần quan cai quản  việc bếp núc và sẽ lên báo với Ngọc Hoàng cả việc tốt lẫn không tốt của gia đình trong một năm qua. Mọi gia đình đều muốn báo việc tốt vì vậy khi khấn người ta thường nói những điều tốt và cầu mong những điều tốt đẹp, bình an trong năm mới.

 

 

10 điều kiêng kỵ ngày mùng 1 Tết để cả năm an lành ai cũng nên biết

(Techz.vn) Năm mới sang, ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp, may mắn đến với mình và người thân, bè bạn. Bởi vậy từ xưa, theo quan niệm dân gian để chào đón những điều may mắn, tài lộc cho một năm vạn sự như ý các thế hệ người Việt luôn có những điều kiêng kỵ cần tránh, nhất là mùng 1 Tết - thời khắc khởi đầu của một năm mới.