Sự thật ngỡ ngàng về cây gỗ hóa thạch lớn nhất Việt Nam: Nặng đến 8 tấn, quý như kim cương, triệu năm không kiếm được!
Theo các nhà khoa học, khu vực miền Trung và Tây Nguyên đặc biệt là tỉnh Gia Lai vốn có hàng chục ngọn núi lửa. Chính vì vậy mà qua quá trình biến đổi địa chất hàng triệu năm, những cánh rừng cổ thụ ở nơi đây đã bị chôn vùi dưới dòng nham thạch núi lửa từ đó tạo nên gỗ hóa thạch. Loại gỗ hóa thạch nước tạo nên sau quá trình phân hủy các chất hữu cơ diễn ra suốt hàng triệu năm.
Vì vậy mà hiện nay, nhiều gỗ hóa thạch được tìm thấy trong các bùn đỏ. Nhiều khúc gỗ hóa thạch thỉnh thoảng lại trồi ra vài khúc gỗ hóa thạch.
Ở Việt Nam, loại gỗ này được tìm thấy nhiều nhất ở vùng thuộc dãy núiChư A Thai, huyện Phú Thiện. Đáng nói, tại Công viên Đồng Xanh, xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đặt một khúc gỗ hóa thạch nặng 7,8 tấn. Thậm chí khúc gỗ hóa thạch này còn được gắn biển tên là cây gỗ hóa thạch lớn nhất Việt Nam. Khúc gỗ hóa thạch này có niên đại hàng triệu năm tuổi được tìm thấy ở miệng núi lửa Chư A Thai.
Tuy nhiên, trên thực tế, cây gỗ hóa thạch đang được trưng bày tại Công viên Đồng Xanh chưa phải là lớn nhất Việt Nam. Theo đó, cây gỗ hóa thạch ở Gia Lai chỉ bằng bằng 2/3 cây gỗ hoá thạch đặt tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội). Và thậm chí cây gỗ ở bảo tàng này với đường kính 1,6 - 1,8m cũng chưa chắc là gỗ hóa thạch lớn nhất nước ta.
Theo quan niệm phương Đông, gỗ hóa thạch được xem là một trang sức được ưa chuộng, có kết cấu cứng, có thể làm thành đồ mỹ nghệ. Loại gỗ hóa thạch này còn được cho là sẽ mang đến sức khỏe, may mắn, bình an cho người sử dụng.
Thần học phương Tây lại cho rằng gỗ hoá thạch là gỗ biến thành đá quý và có đặc tính vĩnh cửu. Gỗ hóa thạch có những tính chất của ngọc và theo bảng đo độ cứng, loại đá này chỉ thấp hơn kim cương một bậc. Khi chạm vào gỗ hóa thạch sẽ có cảm giác mát lạnh và dưới kính hiển vi, những vòng sinh trưởng của đá sẽ lộ rõ. Gỗ hóat thạch sẽ có những cấu trúc tế bào trông giống những đường vân trên mắt đá đá mã não và nhiều loại đá quý khác.
Trên thực tế những cây gỗ hóa ngọc rất hiếm và khi được phát hiện thường được trả giá lên tới hàng tỷ đồng. Từng có một người nông dân ở Myanmar đào được một cây gỗ hóa ngọc dài 30,5 mét, chu vi khoảng 6 mét, với giá trị lên tới hơn 600 tỷ đồng.
Mất 7 năm gom được hơn 15 tấn gỗ mun, vị đại gia làm được bộ bàn ghế 'để đời' giá chục tỷ: Chiếc bàn là 4 tấn gỗ qúy
Người đàn ông sau 7 năm đã thu thập được hàng tấn gỗ mun quý giá để làm nên một bộ bàn ghế có giá đến hàng chục tỷ.