Đời sống

Ngôi chùa thuần gỗ lớn nhất Nghệ An toàn gỗ lim, sến: Xây từ 1.200m3 gỗ quý nhập khẩu, độc nhất Bắc Trung Bộ

Ở Nghệ An có một ngôi chùa thuần gỗ tọa lạc tại xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu. Đó là ngôi chùa Lam Sơn, đây cũng chính là ngôi chùa trở thành biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng của địa phương đồng thời được xem là chùa thuần gỗ lớn nhất Nghệ An cũng như khu vực bắc trung bộ.

Nguồn ảnh: Báo Nghệ An

Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 4446/QĐ-UBND-NC vào ngày 8/11/2012  về việc thuận phục hồi cơ sở Phật giáo chùa Lam Sơn. Quyết định số 5472/QĐ-UBND-ĐTXD vào ngày 19/11/2013 của UBND tỉnh Nghệ An cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết về việc xây dựng chùa vớ tổng diện tích được quy hoạch 5.482,37m2 (trong đó có 1.961,38m2 là đất xây dựng chùa).

Điều đáng nói, ngôi chùa Lam Sơn này được xây dựng bởi phần lớn là các loại gỗ quý như gỗ lim và gỗ sến. Khối tượng gỗ 1.200m3 được nhập khẩu từ châu Phi để xây dựng chùa. Khu nhà thờ Tổ được làm hoàn toàn từ gỗ kiền kiền. Cột gỗ lớn nhất ở đây cao 7,58m, tất cả các cây cột đều là 55cm.

Trụ trì chùa Lam Sơn cũng từng khẳng định về giá trị của ngôi chùa: “Chùa ở Việt Nam thì nhiều nhưng chùa làm thuần gỗ có quy mô nhất thì khắp Bắc Trung Bộ chỉ có chùa Lam Sơn”. 

Giữa sân chùa là bức tượng đá Phật Di Lặc khổng lồ, được chế tác từ một khối đá nguyên Corundum sapphire nặng đến 120 tấn. Sau 6 tháng được chế tác, bức tượng này  được hoàn thành, nặng hơn 60 tấn, cao 3,2 mét và được một chiếc bệ đúc từ 30 khối bê tông.

Điều đáng nói, ngôi chùa còn có bức tượng Bồ Đề Đạt Ma xác lập kỷ lục là bức tượng tạc từ nu gỗ nghiến lớn nhất Việt Nam với chiều cao 3,8m, rộng hơn 2m, nặng khoảng 3,5 tấn.

Nguồn ảnh: Báo Nghệ An

Được biết, bức tượng này do ông Hoàng Văn Long (xã Quỳnh Yên) tặng ngôi chùa vào cuối tháng 11 năm 2015.

Với các hạng mục bao gồm: Nhà thờ tổ, đại hùng bảo điện (hay còn gọi là Tam Bảo), lầu trống, lầu chuông hai bên, tả hữu hành lang,  cổng tam quan cùng các công trình phụ trợ khác… công trình này có tổng kinh phí  khoảng 50 tỷ đồng. 

Ngôi chùa này có từ thời Lê Trung Hưng năm 1712. Ở thời bình, đây là ngôi chùa che chở người tu hành và là nơi cầu an cho nhân dân. Trong thời kháng chiến, đây trở thành nơi diễn thuyết, là nơi tổ chức các buổi kêu gọi nhân dân tham gia kháng chiến.

Sau khi được phục dựng, Chùa Lam Sơn trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh cũng như nhưng phục vụ tinh thần tín ngưỡng cho người dân trong vùng cũng như du khách gần xa.

 

Chùa chính điện nhiều gỗ lim nhất Việt Nam được ghi vào sách kỷ lục: Có 80 cột gỗ lim quý, nặng gần 600 tấn

Chùa Non Nước với tên gọi khác là Sóc Thiên vương Thiền tự được công nhận là ngôi chùa có chính điện sử dụng cột gỗ lim nhiều nhất Việt Nam