Đời sống

Bảo tàng trầm hương 200 tỷ ở 'thủ phủ trầm Việt Nam': Mỗi ngày có cả ngàn người tới xem 'gỗ thần'

Khánh Hoà được xem là trái tim của Xứ Trầm hương Chămpa cổ xưa, đây cũng được xem là ‘thủ phủ trầm hương của Việt Nam. Nhà Bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784) cũng đã khẳng định trong phủ biên tạp lục (viết năm 1776) khi nhận định đây là nơi cung cấp trầm hương chất lượng vượt trội nhất: “Kỳ nam hương xuất tự đầu núi các xã thuộc 2 phủ Bình Khang và Diên Khánh là thứ tốt nhất; xuất tự Phú Yên và Quy Nhơn là thứ hai. Hương ấy là do ruột của cây dó kết thành."

Đáng nói, ở xã Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa cũng có một nhà trưng bày bảo tàng Trầm Hương với diện tích lên tới  5000m2, bắt đầu hoạt động từ năm 2017.

Hơn nữa, bảo tàng này là do 1 người dân - ông Nguyễn Văn Tưởng bỏ ra hơn 200 tỷ đồng để xây dựng.

Bảo tàng có diện tích lên tới 5000m2 trưng bày những khối, sản phẩm làm từ trầm hương, kỳ nam. Bảo tàng được chia thành nhiều khu vực với nhiều chủ đề như giới thiệu chung về nét đẹp của Việt Nam, nghiên cứu thế giới về trầm hương, bản đồ, nguồn gốc trầm hương, các sản phẩm làm từ trầm hương, thậm chí còn có không gian thưởng thức hương đạo. Bảo tàng này cũng lưu giữ hơn 5.000 tư liệu với nhiều chủ đề đa dạng liên quan đến trầm hương.

Trầm hương được biết đến là một trong những nguyên liệu thô đắt tiền bậc nhất trên thế giới và cũng là loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam và được mệnh danh là ‘vị thần của các loại gỗ’.

Trầm hương là phần tạo ra từ một phần bị tổn thương của cây dó bầu. Theo thời gian, những khối trầm sẽ rất quỳ và vô cùng giá trị đặc biệt là những khối trầm tự nhiên. Có rất nhiều loại Trầm hương như: kỳ, trầm, tốc trong đó kỳ nam là loại trầm được xem là quý nhất.

Theo hình ảnh về bản đồ phân bố được trưng bày trong bảo tàng này thì tỉnh Khánh Hoà là nơi có chất lượng trầm hương vào loại tốt trên thế giới.

Hàng loạt cây dó bầu được trưng bày trong bảo tàng, bên cạnh đó còn có những mô hình tượng voi chiến, linga, nữ thần... biểu thị cho nền văn hóa Chăm một thời rực rỡ ở miền trung Việt Nam.

Điều đáng chú ý là bảo tàng có những khối trầm hương lớn với tuổi đời cả trăm năm.

Ngoài trưng bày, nơi đây còn bán trầm hương cũng như các sản phẩm chế tác từ loại gỗ quý này như vòng đeo tay, đồ phong thuỷ, hàng lưu niệm .. với giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.

Khách thăm quan bảo tàng không cần tốn tiền mua vé và có cả hướng dẫn viên thuyết minh. Trung bình mỗi ngày, bảo tàng này đón khoảng 1.500 khách, thậm chí cao điểm có khi lên đến 3.000 lượt. 

 

Người đàn ông vớt khúc gỗ mục dưới sông, hoá ra lại là loại gỗ quý 'ngàn tỷ', bị ngâm nước 400 năm

Khúc gỗ để yên trong vườn 5 năm hoá ra là loại gỗ quý từ 400 năm trước, là bảo vật quý hiếm và có giá trị lịch sử.