Đời sống

Cháu trai 3 tuổi ăn nhầm gói hút ẩm, bà nội nhanh trí cho uống ngay 1 thứ, bác sĩ cũng phải khen ngợi!

Cháu trai 3 tuổi ăn nhầm gói hút ẩm, bà nội nhanh trí cho uống ngay 1 thứ, bác sĩ cũng phải khen ngợi!

Như chúng ta đã biết, nhiều gói thực phẩm có kèm theo gói hút ẩm với tác dụng bảo quản thực phẩm rất tốt.

Tuy nhiên, trẻ em có thể nhầm lẫn và rất dễ vô tình ăn phải. Tại thời điểm này, một số ứng phó khẩn cấp là rất quan trọng vì nó có thể cứu vãn một số hậu quả khó khắc phục được. 

Câu chuyện về cách xử lý của một bà nội ở Trung Quốc dưới đây là một ví dụ. 

Theo đó, cậu bé 3 tuổi - Hao Hao được bà nội chăm sóc từ khi còn nhỏ vì bố mẹ bận đi làm xa. Bà nội là người cẩn thận, thường xuyên kiểm tra cháu. Vì thế bố mẹ rất yên tâm và giao con cho bà nội.

Tuy nhiên, một ngày nọ, một tai nạn nhỏ đã xảy ra.  Khi bà nội đang bận rửa rau, Hao Hao vào nhà đòi ăn vặt nên bà đã mở túi bánh mì, cậu bé liền ăn ngay. Sau đó, bà nội quay người lại tiếp tục nấu ăn. Tuy nhiên, khi bà nội quay lại mới phát hiện Haohao đã cắn một gói hút ẩm trong túi bánh và suýt ăn hết những hạt bên trong.

Bà nội rất sợ hãi, nhưng nhanh chóng bình tĩnh lại, vội vàng chạy đến cháu trai, lập tức lấy ra những hạt mà đứa trẻ chưa nuốt được, sau đó lấy bình sữa trong tủ ra cho cháu uống. Phản ứng này chỉ được thực hiện trong gần 60 giâysau đó bà liền đưa cháu đến bệnh viện gần đó.

May mắn thay, sau khi đến bệnh viện khám, bác sĩ cho biết cậu bé không gặp vấn đề gì lớn và tò mò rằng liệu bà nội đã làm gì để “xử lý” tình huống này.  Sau khi nghe bà nội trả lời về cách sơ cứu, bác sĩ vô cùng đồng tình. 

Phụ huynh phải biết: Chất hút ẩm là thứ vô cùng nguy hiểm!

Chất hút ẩm có chứa chất hóa học quen thuộc hơn với mọi người đó là vôi sống. Nếu tiếp xúc với nước sẽ dễ dàng có tính ăn mòn cao đối với cơ thể con người. Khi trẻ vô tình nuốt phải, chất này đi vào  thực quản của trẻ và khiến trẻ bị bỏng nặng.

Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý khi mở gói đồ ăn cho trẻ nhất định phải nhớ lấy ra những đồ trẻ dễ nhầm lẫn là thức ăn và cần dặn các bé rằng đây là những đồ không ăn được.

Tuy nhiên, nếu lỡ may trẻ em nuốt phát chất hút ẩm thì cần xử lý ra sao?

1. Làm sạch miệng

Những gì người bà nội trên đã sơ cứu cho cháu mình là thước đo khá chuẩn trong tình huống này. Trước hết, khi phát hiện trẻ nuốt phải chất hút ẩm, chúng ta cần vệ sinh miệng trẻ ngay, cho trẻ nhổ ra những hạt chưa nuốt vào hoặc giúp trẻ nhặt chúng ra để tránh hóa chất cháy vào miệng.

Nếu ăn nhầm quá nhiều hạt hút ẩm , cha mẹ cần khiến trẻ nôn ra hết. Lúc này, bạn có vỗ nhẹ vào lưng để trẻ nhổ chất hút ẩm trong dạ dày ra ngoài, tránh gây tổn thương nặng hơn.

2. Cho trẻ uống sữa

Sữa đóng vai trò quan trọng trong tình huống này vì thành phần của chất hút ẩm là vôi sống. Vôi sống có thể dễ dàng tạo ra các phản ứng hóa học có hại khi tiếp xúc với nước, nhưng sữa có thể làm loãng nó, lấy đi năng lượng phản ứng và bảo vệ các cơ quan của trẻ khỏi bị tổn thương. Vì vậy, việc bà nội trong tình huống trên đã bổ sung sữa ngay cho trẻ là cách làm đúng đắn và hiệu quả.

3. Đến cơ sở y tế kiểm tra

Cuối cùng, điều trị y tế là một bước rất quan trọng. Mặc dù các biện pháp sơ cứu của phụ huyn đã được thực hiện nhưng không chắc chắn rằng trẻ em đã được an toàn. 

Vì vậy, người lớn phải khẩn trương tìm cách điều trị y tế và đến bệnh viện để xác định xem trẻ có bị thương hay không và có thêm điều trị nếu cần thiết.

Điều quan trọng hơn là phụ huynh cần phòng ngừa những tình huống xấu có thể xảy đến với trẻ em đồng thời tìm hiểu một số biện pháp sơ cứu để có những phản ứng kịp thời như người bà ở trên câu chuyện.

 

Cây dương cao hơn 10 mét, sau khi bóc vỏ thì phát sáng như điện, cả dân làng hoảng sợ tìm nguyên nhân

Trong tự nhiên, nhiều loài động vật có hiện tượng phát sáng như đom đóm và cá sống ở vùng biển sâu. Những sinh vật này có thể phát ra ánh sáng trong môi trường tối, tạo thêm nét huyền bí cho thiên nhiên. Ngoài động vật, một số loài thực vật cũng có hiện tượng phát quang.