Thế giới

Mỹ - Trung đang lao mình vào chiến tranh quy ước phi quân sự?

 

  • Luật sư Trần Ngọc Trung: Asanzo ghi xuất xứ "Made in Vietnam" không sai khi căn cứ theo Hiệp định thương mại Asean Trung Quốc
  • Huawei ‘đuối sức’ đứng trước thời khắc ‘sống còn’ sau tấn công thương mại từ Mỹ
  • Sở hữu ‘vũ khí’ nghìn tỷ USD, Trung Quốc có dám tấn công trực diện Mỹ trong cuộc chiến thương mại?

Tên gọi “chiến tranh thương mại” có lẽ đã không còn phù hợp với thực tế đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc nữa rồi, chính xác thì một cuộc “chiến tranh quy ước” đã xảy ra và liệu có chuyển thành “chiến tranh quân sự” hay “chiến tranh toàn diện” ? Đáp án cho câu hỏi này hoàn toàn nằm ở hai từ: Lợi nhuận.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Napolen từng nói: “Trung Quốc là một người khổng lồ, đừng đánh thức mụ ta dậy, nếu không mụ ta sẽ khuấy động cả Thế Giới”. Và khi chủ tịch Mao Trạch Đông thực hiện những bước đầu tiên để “đánh thức người khổng lồ” thì câu hỏi đầu tiên mà mụ khổng lồ hỏi là : Tiền đâu?

Từ thời nền cộng hòa đầu tiên xuất hiện trên trái đất cho đến hiện tại, bất cứ dân tộc nào muốn thống lĩnh thế giới thì thứ cần nhất chính là: Sự giàu có. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều biết rằng ở thời hiện đại, để có thể thực hiện được Giấc Mộng Trung Hoa thì thứ mà họ cần đầu tiên là phải giàu có thực sự chứ không phải bằng....niềm tin.

Hiện Trung Quốc đã tiến được một bước dài trong việc thực hiện hóa giấc mộng đó, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Nhiều người nói đây như một “phép màu”, tuy nhiên chẳng có phép màu nào ở đây cả, tất cả chỉ là nhờ yếu tố con người, hãy cùng điểm qua những yếu tố nền tảng cho sự phát triển của Trung Quốc:

Sự chăm chỉ: “Người Trung Quốc là những người chăm chỉ và tử tế nhất trên thế giới”, đây là nhận định của Steve Bannon (cựu cố vấn của tổng thống Trump), chính sự chăm chỉ và cần cù lao động là động lực lớn nhất  kéo Trung Quốc ra khỏi sự nghèo đói. Không phải bỗng dưng mà nơi đây trở thành công xưởng của thế giới.

Trung Quốc được mệnh danh là công xưởng của thế giới

Lợi dụng chủ nghĩa tư bản: Chủ tịch Mao Trạch Đông không làm Trung Quốc nghèo đói vì cách mạng văn hóa bởi trước đó Trung Quốc vốn đã nghèo đói, chủ tịch Đặng Tiểu Bình cũng không phải là người đưa Trung Quốc trở thành siêu cường. Tác nhân chính trị đã đưa Trung Quốc trỗi dậy chính là các nước tư bản. Từ bài học Liên Xô, Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển mình, tham dự sân chơi của Thương Mại Quốc Tế, có thể nói rằng chính việc tham dự vào các tổ chức thương mại và cả lợi dụng kẽ hở của các hệ thống thương mại quốc tế đã đưa về sự thịnh vượng cho Trung Quốc, chính xác hơn là cho chính phủ Trung Quốc (bởi nền kinh tế của nước này vẫn là một dạng thức của chủ nghĩa can thiệp).

Một ví dụ khác trong việc lợi dụng chủ nghĩa tư bản là việc: ăn cắp công nghệ, không phải bỗng dưng mà “Made in China” gây ra sự hoài nghi với người tiêu dùng

Thị trường tỷ dân: Với dân số gấp 4 lần dân số Mỹ, chỉ cần tập trung vào thị trường trong nước thôi cũng đã đủ để cho các doạnh nghiệp trong nước của Trung Quốc trở thành hùng mạnh, hãy nhìn Alibaba, Baidu, Tencent, Huawei,...

Tham vọng “Hán hóa” của các lãnh đạo Trung Quốc: Kể từ thời Hán cao tổ Lưu Bang cho đến thời chủ tịch Tập Cận Bình ngày nay, các lãnh đạo của Trung Quốc luôn bị ám ảnh bởi giấc mộng “Hán hóa thế giới”, chính điều này đã góp phần lớn thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc. Khả năng “Hán hóa” của Hán tộc đã được minh chứng trong lịch sử.

Có thể dẫn chứng bằng chuyện Hốt Tất Liệt cháu Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục được Trung Quốc và thành lập nhà Nguyên (1271-1368). Xuất phát từ trinh độ văn minh thấp hơn hẳn Trung Quốc, sau một thời gian ngắn không thành công trong việc “du mục hóa” Trung Quốc, và dưới áp lực của phong trào phục quốc do Chu Nguyên Chương lãnh đạo, người Mông Cổ lập tức tháo chạy khỏi Trung Quốc.

Phải nói rằng việc “rút chân” kịp thời ra khỏi Trung Quốc, là một sự lựa rất sáng suốt. Sau hơn 80 năm thống trị Trung Hoa người Mông Cổ rất ít bị (chịu) Hán hóa, họ bảo tồn được hầu như nguyên vẹn lãnh thổ, bản sắc dân tộc và phiên hiệu quốc gia của mình.

Điều này hoàn toàn khác với người Mãn Châu một ngoại tộc thống trị Trung Quốc dưới thời nhà Thanh (1644-1912). Cùng xuất phát từ trình độ văn minh thấp hơn hẳn văn minh Trung Quốc như người Mông Cổ, nhưng lại có tham vọng chinh phục Trung Quốc bằng cách “hòa mình” vào văn hóa Trung Hoa, nên họ đã có kết cục khá bi thảm.

Mặc dù từng có những minh quân như Khang Hy, Càn Long, sau 268 năm “nấn ná” ở Trung Quốc, người Mãn Châu đã bị Hán hóa và “hòa tan” hầu toàn phần, nghĩa là đánh mất hết cả lãnh thổ, bản sắc dân tộc và phiên hiệu quốc gia của mình. Điều thú vị nhất, là trong thời kỳ Nhật xâm lược Trung Quốc (1937-1945), người Mông Cổ còn truyền bá kinh nghiệm lịch sử này cho người Nhật.

Vì sao Trung Quốc thàn mối đe dọa với Mỹ

Sự phát triển của Trung Quốc cũng gây ra nhiều tranh cãi và nghi ngờ, tuy nhiên điều thực tế cần phải thừa nhận là Trung Quốc đang là nền kinh tế thứ 2 thế giới và đang đe dọa tới siêu cường số 1: Mỹ. Vì sao?

Cùng “chí hướng” : Nghe có vẻ vô lý nhưng việc có “cùng chí hướng” đang là căn cơ chính dẫn đến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, chí hướng ở đây là : Thống trị thế giới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, mỹ từ “thế giới đa cực” đã được thừa nhận như sự công nhận cho vị trí thống lĩnh của Mỹ và giờ đây, Trung Quốc đang nhăm nhe vị trí ấy hoặc ít nhất là đưa thế giới về trạng thái lưỡng cực và Trung Quốc sẽ thay thế vị trí của Liên Xô trước đây.

Mỹ và Trung Quốc đều có chung mục tiêu là cường quốc số 1 thế giới

Bên cạnh đó, Mỹ và Trung Quốc theo đuổi những lý tưởng chính trị hoàn toàn trái ngược, nếu Mỹ chọn chủ nghĩa Tư Bản để phát triển thì Trung Quốc ngược lại, chọn cách thức phát triển dựa trên các nguyên tắc can thiệp và tập trung Keynes.

Quân bài chính trị: Tổng thống Trump kể từ ngày nhậm chức đã trở thành vị tổng thống gây chia rẽ chính trị nhất trong lịch sử Mỹ, biến đảng Dân Chủ đối lập trở thành đảng không lo “kinh bang tế thế” nữa mà chuyển hẳn qua một mục tiêu duy nhất: hạ bện Trump. Các diễn biến trên chính trường Mỹ những năm qua đã cho thấy điều đó, mới đây nhất là việc Hạ Viện dưới sự lãnh đạo của đảng Dân Chủ đang tìm mọi cách để đàn hặc tổng thống Trump nhằm cản trở tổng thống Trump tái đắc cử trong năm tới bằng mọi giá. “Ông thần” Trump thì đương nhiên không phải người ngồi yên chịu trận, thậm chí ông còn mở cuộc phản công toàn diện trên mọi mặt trận, ở trong nước ông tìm mọi cách để “quậy” các ứng viên Dân Chủ, bên cạnh việc áp dụng chính sách “America First” đầy thực dụng và quyết liệt, quý vị quan tâm tới chính trị Mỹ có thể tìm hiểu thêm. Và một trong những “chiêu” để đoàn kết và nhận lấy sự ủng hộ của dân Mỹ chính là việc tạo ra một kẻ thù chung ngoài biên giới, đây là cách từng được sử dụng rất nhiều lần trong lịch sử Mỹ: Tổng thống Kenedy đẩy mạnh cuộc chiến Việt Nam, Tổng thống Bush (con) tiến hành chiến tranh Afghanistan, tổng thống Obama tiến hành chiến tranh Lybia và với Trump giờ đây, Trung Quốc chính là quân bài được sử dụng. Mối đe dọa từ Trung Quốc là có thật, và cực kỳ nguy hiểm với Mỹ, tuy nhiên việc bị các chính khách thổi phồng vì mục đích chính trị là điều không có gì ngạc nhiên.

Lịch sử và kết quả của những siêu cường từng thách thức Mỹ

Trong lịch sử chưa tới 400 năm của nước Mỹ, mới chỉ có từng có rất nhiều siêu cường thách thức sự thống trị của mước này.

Đầu tiên phải kế đến là Đức Quốc Xã thời thế chiến thứ 2, vai trò thống trị thế giới trước thế chiến thứ 2 và sau chiến thứ 1 là của Anh, Mỹ lúc này chưa thể vượt qua được tầm ảnh hưởng của “cố quốc”,  tuy nhiên nước Đức của Hitler sau khi kéo châu Âu lụi bại đã hướng mũi tấn công sang Mỹ và kết cục thì anh cũng biết. Cũng trong thời gian này, “cậu út phe Trục” Nhật Bản đã được lịch sử ghi nhận là quốc gia đầu tiên tấn công nước Mỹ với vụ Trân Châu Cảng nổi tiếng, kết cục sau đó là việc thống tướng Douglas MacArthur oai vệ đứng cạnh Nhật Hoàng Hirohito đang khúm lúm và tuyên bố sửa đổi hiến pháp Nhật.

Sau thời thế chiến 2, Liên Xô là siêu cường thách thức Mỹ một cách toàn diện và dữ dội nhất, có thể nói Liên Xô chính là đối thủ sừng sỏ nhất của Mỹ cho tới lúc này. Cả 2 đã lao mình vào một cuộc “chiến tranh lạnh” và tiếp diễn bằng việc Liên Xô bị bào mòn bởi cách lệnh cấm vận kinh tế và một cuộc đua ảo về khoa học, quân sự dẫn tới kết cục là sự lãnh đạo của “Nga Hoàng” Putin.

Những năm 1990, Nhật Bản vươn lên thành nền kinh tế thứ 2 thế giới, mặc dù vẫn là “đàn em” của Mỹ, tuy nhiên đã nhen nhóm ý định vượt mặt Mỹ và kết cục là được “chú Sam” dạy cho một bài học, gây ra những thương tích mà cho đến bây giờ nước Nhật vẫn phải loay hoay tìm cách gượng dậy, mới nhất là chính sách Abenomics.

Và giờ đây, Trung Quốc chính là siêu cường thách thức sự thống trị của Mỹ và có lẽ ngay cả những người lạc quan nhất trong nội các của “hoàng đế” Tập Cận Bình không muốn nghĩ nhiều đến hậu quả của một cuộc chiến toàn diện.

Sách lược của Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc

Trung Quốc đang ở trong tình cảnh có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản ở những năm 1990, mặc dù có quy mô nền kinh tế vượt trội (ít nhất là trên sổ sách) tuy nhiên sức mạnh và chất lượng của nền kinh tế Trung Quốc hiện tại được cho là kém nhiều so với Nhật Bản thời trước. Những năm 90, khi Nhật Bản có dấu hiệu thách thức, Mỹ đã giáng những đòn mạnh mẽ vào xương sống của nền kinh tế Nhật Bản: Tài chính và xuất khẩu. Tuy nhiên, Nhật Bản đã nhanh chóng thức thời, phải thừa nhận một lần nữa sức mạnh Mỹ, và “chú Sam” cũng đã nương tay với “đàn em”.

Với Trung Quốc hiện tại, Mỹ đang áp dụng rất nhiều các chiến lược đã được sử dụng trong quá khứ và cả những cách thức mới trên 3 mặt trận: Kinh tế, chính trị, ngoại giao . Ví dụ: giống trường hợp Nhật Bản, Mỹ đã giáng những đòn mạnh mẽ vào hệ thống tài chính của Trung Quốc, tiêu biểu nhất là việc đưa nước này vào danh sách các nước thao túng tiền tệ và kêu gọi hạ hàng loạt tín nghiệm. Ở mặt trận chính trị - ngoại giao, Mỹ kêu gọi một loạt các nước tẩy chay Trung Quốc, ủng hộ Đài Loan, Tân Cương,...

Tuy nhiên, hiện tại quan hệ làm ăn giữa Mỹ và Trung Quốc là cực kỳ sâu rộng, do đó chính phủ Mỹ không thể tiến hành những biện pháp trừng phạt hay cô lập như với Liên Xô trước đây hay Cuba, Iran, Bắc Triều Tiên,... Và chiến tranh trên mặt trận quân sự có lẽ là điều gần như không xảy ra. Đây chính là chiến tranh quy ước phi quân sự.

Điểm trọng yếu mà chính quyền Mỹ hướng tới chính là hệ thống công ty công nghệ của Trung Quốc, công nghệ là trái tim trong kế hoạch thực hiện giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình. Trên thực tế, những công ty công nghệ của Trung Quốc đã thực sự trở thành những gã khổng lồ với giá trị có thể lên tới hàng trăm tỉ đô, tuy vậy một sự thật cần phải thừa nhận là nền công nghệ Trung Quốc đang đứng trên đôi chân của Mỹ và châu Âu, hãy nhìn cách mà ZTE hay Huawei khốn đốn chỉ sau một lệnh cấm của chính phủ Mỹ là đủ hiểu vấn đề này. Trung Quốc nhận ra điều này và đang cố tìm cách chống đỡ bằng việc tự nghiên cứu, đa dạng nguồn cung ứng,... tuy nhiên những gì Mỹ và châu Âu làm được là kết quả của cả thế kỷ và họ cũng hiểu được giá trị và đang đưa Trung Quốc vào một chiếc thòng lọng được giăng sẵn.

Huawei khốn đốn chỉ sau một lệnh cấm của chính phủ Mỹ

Một mục tiêu giả thuyết được nhiều chuyên gia “nhìn ra” trong sách lược của Mỹ là việc “Kéo Trung Quốc vào một cuộc chạy đua công nghệ”, giống như cách mà nước này đã từng làm với Liên Xô trong lĩnh vực khoa học và quân sự. Những năm qua, các khái niệm như IoT, công nghệ 4.0, công nghệ 5G , trí tuệ nhân tạo AI,... đã được thổi lên như việc “chinh phục mặt trăng” ở thế kỷ trước, và ai cũng thấy Trung Quốc đang hăm hở ra sao trong vấn đề này. Ví dụ:  các công nghệ 5G liên tiếp được Trung Quốc triển khai và đưa vào sử dụng để “lấy tiếng” bất chấp hiệu quả, trong khi đó iPhone 11 vừa ra mắt lại không “đả động” gì tới 5G.

Kết quả của cuộc đua này sẽ ra sao? “Người anh em” Liên Xô chắc chắn muốn động viên Trung Quốc hãy tiếp tục.

Mục tiêu của Mỹ

Một điều chắc chắn, Mỹ không muốn đánh sập Trung Quốc như Liên Xô chừng nào còn có sự hiện diện của các công ty Mỹ ở Trung Quốc. Thay vào đó, Mỹ muốn đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán. Trung Quốc có những giá trị to lớn với Mỹ và Mỹ chắc chắn không thể bỏ qua.

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp vào năm 2017 

Trung Quốc trong khi đó đang cố oằn mình chống đỡ nhằm làm chậm tiến trình đàm phán ít nhất là cho đến tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm tới, nhưng có một sự thật là trong thể chế Mỹ, nước Mỹ không được điều hành tuyệt đối bởi tổng thống mà được điều hành bởi các chính sách. Ai là người làm ra những chính sách này? Muốn tìm hiểu điều này, hãy tìm hiểu lịch sử hình thành của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ - FED. Tổng thống có thể thay đổi, nhưng chính sách thì rất ít khi thay đổi, Trung Quốc có lẽ nên lưu ý tới điều này.

Nếu Trung Quốc quyết “khô máu” với “Đế Chế La Mã” thời hiện đại, chắc chắn nước này sẽ trở thành một phần lãnh thổ của .... Đài Loan.

Với nước Mỹ, “Không có bạn bè vĩnh cửu, cũng chẳng có đồng minh nào trường tồn, chỉ có lợi ích là mãi mãi” - Henrry Kissinger.

Trong một nền chính trị đang ở trong giai đoạn phân hóa nhất lịch sử dưới thời tổng thống Trump, thì Trung Quốc là vấn đề lớn hiếm hoi và gần như là duy nhất nhận được sự đồng thuận từ cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ. Điều này là minh chứng cho việc Trung Quốc là một mối đe dọa thực sự với Mỹ. Tuy vậy đối với Mỹ, bản thân mối đe dọa cũng có những giá trị và vấn đề là cách sử dụng mối đe dọa ấy như thế nào, với mối đe dọa từ Trung Quốc, người Mỹ cũng có tư duy tương tự.

 

CĐM truy lùng danh tính Youtuber trốn thuế dù 'bội thu' 19 tỷ

(Techz.vn) Một Youtuber ở Sài Gòn có thu nhập 19 tỷ đồng từ tiền quảng cáo vừa bị truy thu xong 1,5 tỷ đồng. Cư dân mạng không khỏi bất ngờ trước thông tin này và nhanh chóng tìm ra danh tính của youtuber có hành vi trốn thuế thêm.