Khuyến cáo: Đừng sử dụng smartphone quá nhiều nếu không muốn tăng nguy cơ bị tim mạch
Hầu như ai trong độ tuổi 18-60 cũng sở hữu cho mình ít nhất một chiếc smartphone. Trung bình người Việt Nam sử dụng di động thông minh 2 tiếng mỗi ngày để phục vụ nhiều mục đích từ công việc, học tập cho tới giải trí. Tất tần tật mọi thứ đều được tích hợp trong smartphone dẫn tới việc dường như chúng ta “cắm mặt” vào chúng cả ngày.
Sử dụng smartphone liên tục là thói quen của không ít người
Theo một nghiên cứu mới đây được công bố tại Hội nghị ACC Latin America 2019, việc sử dụng điện thoại liên tục trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc béo phì cho người sử dụng.
Theo một khảo sát tại Đại học Simon Bolivar (Colombia) thực hiện đối với 1060 sinh viên trong độ tuổi trung bình 19-20, kết quả cho thấy 43% người sử dụng smartphone 5 giờ mỗi ngày trở lên có nguy cơ béo phì. 26% người thừa cân và 4,6% người béo phì thừa nhận họ sử dụng smartphone hơn 5 tiếng mỗi ngày.
Béo phì là bệnh dễ mắc nhất nếu chúng ta ít vận động mà thường xuyên "cắm mặt" vào điện thoại
“Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định rằng, mối tương quan giữa béo phì và các bệnh về tim mạch”, Mantilla-Morron – một nghiên cứu viên của dự án án trên cho biết.
Sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ tăng khả năng bị mắc các bệnh tim mạch
Sự nhỏ gọn, tiện dụng của smartphone là không thể phủ nhận, nó giúp ta tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như loại bỏ việc phải ôm theo rất nhiều đồ dùng bởi tất cả đều có trong smartphone. Song, cái gì cũng có hai mặt của nó. Lợi nhiều đường thì bên cạnh đó cũng là nhiều lối rẽ bất lợi phát sinh.
Do đó, cần cân đối thời gian sử dụng smartphone sao cho hợp lý để bảo vệ sức khoẻ của chính mình.
Lại thêm một trường hợp tử vong tại Lào Cai do điện thoại phát nổ khi vừa dùng vừa sạc
(Techz.vn) Một phụ nữ Lào Cai bị điện giật dẫn tới tử vong do điện thoại phát nổ khi đang vừa căm sạc vừa sử dụng.