Khoa học & Đời sống

Chữa đột quỵ não bằng trí tuệ nhân tạo: BV Đa Khoa Phú Thọ lên một tầm cao mới

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (xuất huyết não). 

Vừa qua, vào ngày 8/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam 60 tuổi nhập viện trong tình trạng mất ý thức, cứng tứ tri, được xác định là bị đột quỵ não. Bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ cho bệnh nhân và sử dụng trí tuệ nhân tạo RAPID để chẩn đoán. Kết quả phân tích cho thấy vùng thân não bệnh nhân bị tổn thương nặng, lượng máu nhồi lõi có thể tích lên đến 10ml. 

Trước đó, vào ngày 13/6, Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Thọ cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam khác 62 tuổi nhập viện trong tình trạng không đi lại được và phản hồi bên trái cơ thể yếu. Bệnh nhân nam này cũng được xác định bị đột quỵ. 

Nếu như bình thường, quy trình chụp chiếu, chẩn đoán mất khoảng 40 phút thì với công nghệ trí tuệ nhân tạo RAPID dựng hình ảnh 3D hệ thống mạch, các bác sĩ chỉ mất 2 phút để đưa ra chẩn đoán về tình trạng của bệnh nhân. Với kết quả chẩn đoán, bác sĩ quyết định không can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học cho bệnh nhân mà chuyển sang hồi sức tích cực sớm, phục hồi chức năng. 

bv phú thọ

Bệnh nhân đột quỵ điều trị tại BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Bác sĩ Nguyễn Quang Ân, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết công nghệ RAPID có thể kéo dài thời gian vàng điều trị người bị đột quỵ não đến 24 giờ kể từ khi có dấu hiệu đầu tiên, so với 6 giờ như thông thường. 

RAPID phát triển bởi Đại học Standord (Mỹ) hiện đã được ứng dụng tại 1200 bệnh viện tại 40 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trí tuệ nhân tạo RAPID không chỉ có tính chính xác cao, nó còn cho phép các bác sĩ có thể phân tích và chỉ định từ xa.

Kết quả được đưa ra bởi RAPID hỗ trợ các bác sĩ xác định khu vực não tổn thương và lên phương án điều trị một cách tối ưu nhất có thể. Việc dựng hình ảnh 3D hệ thống mạch của RAPID đã giải quyết phần nào việc phân tích tình trạng não vốn dĩ khó xác định bằng phương pháp hình ảnh học thông thường.

Bác sĩ Hoàng Quốc Việt, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết: "Thông thường một ca can thiệp chi phí khoảng 80 triệu đồng. Nhờ RAPID đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý, bác sĩ đưa ra chỉ định có can thiệp hay không để tiết kiệm chi phí, thời gian, mang lại cơ hội sống cho người bệnh".

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo RAPID trong quá trình điều trị đột quỵ não, đem đến hiệu quả điều trị khả quan cho gần 100 bệnh nhân.

 

Sử dụng điện thoại quá nhiều có thể gây lõm hộp sọ

(Techz.vn) Ngày nay, bên cạnh việc sử dụng các thiết bị điện tử như laptop, máy tính bảng thì smarphone vẫn là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, việc lạm dụng smartphone sẽ đem lại hậu quả khôn lường.