Đời sống

Triều đại Trung Quốc được ví là 'lò đào tạo gian thần': 'Lục gian' khuynh đảo lịch sử, nguyên do là vì 'dột từ nóc'

Triều đại Trung Quốc được ví là 'lò đào tạo gian thần': 'Lục gian' khuynh đảo lịch sử, nguyên do là vì 'dột từ nóc'

Triều đại quy tụ 6 đại gian thần khét tiếng bậc nhất lịch sử Trung Quốc, hóa ra là vì 'dột từ nóc' nên cơ đồ mới sụp đổ. 

Triều đại nhà Tống trong lịch sử phong kiến Trung Hoa là triều đại phồn vinh nhất về mọi mặt song cũng là triều đại quy tụ rất nhiều gian thần, đến mức được mệnh danh là "lò đào tạo gian thần". Một số cái tên "lẫy lừng" có thể kể đến như Tần Cối, Thái Kinh, Đồng Quán, Cổ Tự Đạo…

Triều Tống là triều đại cường thịnh 

Đặc biệt, lịch sử ghi nhận "Bắc Tống lục gian" - 6 đại gian thần trong thời kỳ Bắc Tống. Họ là Thái Kinh, Vương Phủ, Đồng Quán, Lương Sư Thành, Chu Miễn, Lý Ngạn. 6 nhân vật này đều là đại thần trong thời Hoàng đế Tống Huy Tông, bao che cho phe cánh của mình làm những điều phi nghĩa như tham ô, lộng quyền, hại nước hại dân… Đặc biệt, chúng chính là những kẻ đầu sỏ khiến cho cuộc khởi nghĩa Phương Lạp ở Giang Nam nổ ra và tạo tiền đề cho sự xâm lăng của quân nước Kim. 

Có 3 nguyên nhân được cho là đã khiến cho nhà Tống trở thành "lò đào tạo gian thần":

1. Sai lầm của Hoàng đế khai quốc - Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận

Ảnh minh họa 

Từ những ngày đầu lập nên nhà Tống,  tư tưởng "trọng văn khinh võ" đã được Khuông Dận vận dụng hòng tập trung binh quyền vào tay Hoàng đế. Tuy nhiên, đây chính là nguyên do dẫn đến việc quan văn áp chế quan võ, mất cân bằng trong nội bộ triều đình, từ đó gây ra các vấn đề nhũng quan, nhũng binh, nhũng phí…

2. Hoàng đế kém cỏi

So với Hán Cao Tổ, Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Võ Tắc Thiên… anh minh của triều đại Hán - Đường thì từ thời vua Tống Huy Tông trở đi, nhà Tống không còn ai được xem là minh quân. Chính vì người cai trị kém cỏi nên bị mất đi quyền lực, tạo điều kiện cho các thế lực khác lấn lướt. Gian thần nổi lên như "nấm mọc sau mưa" cũng là điều không thể tránh khỏi. 

3. Coi nhẹ cải cách chính trị

Dù kinh tế phát triển nhưng dân chúng lại được hưởng lợi ít vì các chế độ chính trị chỉ bảo vệ lợi ích cho một nhóm nhỏ trong xã hội. Hiện tượng ác bá hoành hành, nông dân phá sản khiến cho lòng người phẫn uất. Sự chênh lệch giàu nghèo, phân biệt giai cấp ngày càng trở nên nặng nề, đẩy mâu thuẫn xã hội ngày càng cao.