Tây Du Ký: Giải mã lý do khiến Sa Tăng là người ít nói nhất trong 4 thầy trò Đường Tăng
Trong khi Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới luôn chí chóe, ồn ào thì Sa Tăng lại trái ngược, điềm tĩnh và rất ít nói. Nguyên nhân do đâu?
Trong Tây Du Ký, Sa Tăng có lẽ là nhân vật kém nổi bật so với hai sư huynh của mình là Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới. Xuất thân là Quyển Liêm Đại Tướng trên Thiên Đình, Sa Tăng vì làm vỡ chiếc chén ngọc mà bị đày xuống Lưu Sa Hà, trở thành yêu quái ăn thịt người. Chiếc vòng đầu lâu trên cổ hắn chính là 9 kiếp của Đường Tăng.
Tuy nhiên, sau khi trở thành tam đồ đệ của Đường Tăng, Sa Tăng lại cho thấy một mặt trái ngược với hai sư huynh của mình, đó là tính cách điềm tĩnh và ít nói. Nguyên do như sau:
1. Sự ăn năn: Vì làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên Sa Tăng không những bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái mà còn phải chịu hình phạt bị kiếm bay đâm vào cơ thể mỗi năm. Đây là nguyên do khiến cho tam đồ đệ của Đường Tăng trở nên ít nói, trầm lặng, luôn thận trọng khi làm bất cứ điều gì.
2. Vai trò: Trong bản truyền hình, Sa Tăng có nhiệm vụ gánh hành lý còn trong nguyên tác, nhân vật này thực chất chỉ là người dắt ngựa, bảo vệ Đường Tăng. Do đó, tam đồ đệ của Đường Tăng thường không nêu ra ý kiến quá nhiều mà chỉ im lặng lắng nghe và làm theo mệnh lệnh của họ.
3. Tính cách: Nếu Tôn Ngộ Không tinh ranh, Trư Bát Giới lười nhác, tham ăn thì Sa Tăng lại luôn điềm đạm, bình tĩnh và trầm ổn. Đây mới thực sự là cảnh giới cao của bản lĩnh và sự không ngoan. Thêm nữa, Sa Tăng chỉ tập trung vào việc phò tá Đường Tăng, tận tụy với sư phụ chứ không muốn tranh luận hay thể hiện cái tôi của mình.
Ngoài ra, việc Sa Tăng ít nói cũng đúng với hình tượng mà tác giả xây dựng cho nhân vật này, đó là sự khiêm nhường, không màng danh lợi - phẩm chất nội tâm vô cùng đáng quý. Bên trong Sa Tăng là nội tâm sâu sắc, cả sức mạnh và phép thuật đều không thua kém ai, chỉ là không thích thể hiện ra bên ngoài mà thôi.