Đời sống

Gỗ quý ở Việt Nam được trả 250 tỷ đồng/kg vẫn không bán, được ví là 'kim cương rừng' hiếm có khó tìm

Gỗ quý ở Việt Nam được trả 250 tỷ đồng/kg vẫn không bán, được ví là 'kim cương rừng' hiếm có khó tìm

'Đại gia ngầm' người Việt từng được nhóm người Ấn Độ hỏi mua gỗ quý với giá gần 250 tỷ đồng/kg nhưng lại nhất quyết không bán.

Ở Đông Anh, Hà Nội có một người đàn ông được mệnh danh là "đại gia ngầm" khi sở hữu số gỗ quý giá lên đến hàng chục triệu đô la. Đó là anh Nguyễn Văn Lợi - chủ nhân khối kỳ nam hóa thạch hiếm có khó tìm, giá trị ngang ngửa một kho báu. Được biết, trong một lần đi công tác tại khu vực giáp ranh giữa Quảng Nam và Kon Tum hồi năm 1995 - 1996, anh Lơi đã mua về ba thanh gỗ kỳ nam, một tượng Phật Bà Quan Âm và gìn giữ chúng cho đến hiện tại. 

"Kho báu trăm tỷ" của anh Lợi 

Gỗ kỳ nam của anh Lợi có những đường vân gỗ hằn rõ trên bề mặt cùng màu đen trắng đan xen hài hòa đặc trưng. "Bức tượng Quán Thế Âm này tôi thuê người tạc hơn mười năm trước. Ban đầu, khối gỗ có màu đen tuyền nhưng theo thời gian, nó đã chuyển dần sang những vệt trắng như tuyết", anh Lợi chia sẻ với phóng viên. Anh cũng tiết lộ rằng một nhóm người Ấn Độ từng trả giá khúc gỗ kỳ nam hơn 1kg cả chục triệu USD/kg (tương đương gần 250 tỷ đồng) nhưng anh đã từ chối bán.

Khúc gô kỳ nam mà anh Lợi đang sở hữu

Được biết, kỳ nam là loại gỗ vô cùng quý hiếm, được mệnh danh là "kim cương rừng" vì đặc tính và giá trị khủng của nó. Gỗ kỳ nam hình thành tự nhiên trong thân cây dó bầu khi cây bị tổn thương và tiết ra loại nhựa đặc biệt. Trải qua quá trình tác động của vi khuẩn và nấm mốc trong hàng nghìn năm, chỗ nhựa đó trở thành kỳ nam với hương thơm đặc trưng hiếm thấy. Kỳ nam thường có màu vàng nhạt, nâu, đen hoặc tím đen. Vì hương thơm và độ lưu hương lâu nên kỳ nam được ứng dụng trong sản xuất nước hoa, tinh dầu, nhang, trang sức, nội thất cao cấp. Nó cũng được dùng như một vị thuốc trong y học cổ truyền. 

Gỗ kỳ nam có giá trị cao vì ngày càng khan hiếm

Tại Việt Nam, kỳ nam hiện nay thường có ở Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên và Nha Trang. Vì bị khai thác quá mức nên kỳ nam ngày càng trở nên khan hiếm, giá trị từ đó mà bị đẩy lên cao ngất ngưởng.