Vào những thời kì mà khoa học y tế vẫn chưa phát triển thì các vua chúa Trung Quốc vẫn có những cách riêng để nhận biết phụ nữ còn trinh hay không.
Thời xưa, ngoài cầm - kì - thi - họa thì giá trị của phụ nữ còn bị gắn chặt với hai chữ trinh tiết. Tuy nhiên, khoa học y tế thời đó lại chưa phát triển, làm thế nào để biết được một cô gái có còn "trong trắng" hay không? Dưới đây là 6 cách mà các đời vua Trung Quốc nói riêng và dân chúng Trung Quốc thời xưa nói chung thường áp dụng để kiểm tra trinh tiết của con gái.
1. "Lạc hồng" đêm tân hôn
Cách đơn giản nhất để xác định cô gái có còn trinh hay không chính là dựa vào việc trong đêm tân hôn cô ấy có chảy máu (lạc hồng) sau khi quan hệ hay không. Phía người chồng còn chuẩn bị sẵn một mảnh vải trắng trong phòng tân hôn để kiểm tra chuyện này.
Tuy nhiên, sau này các chuyên gia đã phát hiện ra rằng có không ít phụ nữ bẩm sinh đã không có màng trinh hoặc đơn giản là vì họ vận động mạnh, tai nạn,... dẫn đến rách màng trinh vì màng này vốn mỏng và nằm không sâu trong âm đạo của phụ nữ.
2. Thủ cung sa
Trong cuốn "Bác vật chí" thời Tấn có ghi chép rằng thủ cung sa là dấu vết màu đỏ để chứng tỏ người con gái còn trinh. Thủ cung là một loại thạch sùng có màu đỏ đặc trưng do được nuôi bằng chu sa. Thứ nước đỏ có được sau khi giã nát thủ cung sẽ được chấm lên trên cánh tay người con gái, ở vị trí cách vai khoảng một tấc. Nếu cô gái giữ mình thì thủ cung sa sẽ nguyên vẹn và biến thành nốt ruồi son còn ngược lại, vết này sẽ biến mất. Cho đến nay, phương pháp này vẫn chưa được kiểm nghiệm. Nhiều người cho rằng nó chỉ là truyền thuyết, sản phẩm của trí tưởng tượng.
3. Thử máu nghiệm trinh tiết
Thời xưa, người Trung Quốc quan niệm rằng máu của phụ nữ còn trinh khi thả vào nước sẽ đông lại, không phân tán. Trong "Trùng minh mạn lục" của học sĩ Thái Hành Tử đời Thanh có ghi chép lại câu chuyện về một cô gái bị gia đình chồng nghi oan thông dâm với hàng xóm. Cô gái đã bị nhà chồng chuốc say rồi trích máu thả vào trong nước. Giọt máu của cô gái đã ngưng đọng như giọt ngọc nên nỗi oan mới được xóa bỏ.
4. Nhờ bà đỡ kiểm tra
Vì trinh tiết nằm không sâu trong âm đạo nên có thể nhìn thấy từ bên ngoài. Do đó thời xưa các bà đỡ - thường bà mối hoặc một người do bên nhà trai chỉ định - sẽ là người kiểm tra sự trong trắng của các cô gái trước khi gả đi.
Trong cuốn"Kiến sinh văn" có ghi chép về sự kiện bà đỡ Ngô Câu "nghiệm thân" hoàng hậu Lương Oánh thời Hán Hoàn Đế. Ngô Câu sau khi cởi y phục của hoàng hậu thì ngửi thấy một mùi hương hoa quả dìu dịu, da dẻ thanh thuần, vùng kín hồng hào, màng trinh nguyên vẹn. Do đó mà quá trình tấn phong cũng thuận lợi hơn. Có thể thấy, quá trình kiểm tra của các bà đỡ không khác nhiều so với công việc của những bác sĩ phụ khoa ngày nay.
5. Phún đế phong
"Phún đế phong" (gió hắt hơi) là phương pháp kiểm tra gái trinh đực ghi lại trong một cuốn tiểu thuyết viết về thời nhà Minh. Theo đó, cô gái sẽ không mặc quần lót mà đến trước một chậu than. Sau khi đốt giấy, thổi khó để cô gái hắt hơi, người ta người ta sẽ thử trinh nữ bằng cách đưa cô gái đến trước một chậu than nhưng không mặc quần lót. Sau đó, người ta đốt giấy, thổi khói lên để cô gái phải hắt hơi. Nếu bên dưới có luồng gió làm bay tro than thì cô gái bị cho là đã không còn trong trắng và ngược lại. Tuy nhiên, cách này bị cho là vô lý vì khi hắt hơi, phần chân chuyển động cũng có thể tạo gió, có thể khiến nhiều cô gái bị hàm oan.
6. Quan sát xương cốt, tướng mạo
Tiểu thuyết "Bát đoạt cầm" thời nhà Minh có đoạn nói về việc khám nghiệm tử thi của một người phụ nữ. Nếu xương chẩm trắng tức đó là trinh nữ, xương đen thì không còn trong trắng. Hay người xưa chỉ cần quan sát dáng đi cũng có thể nhận biết được sự trong trằng của một cô gái. Nếu cô ấy đi khép chân thì vẫn còn trinh còn đi hai hàng, có khoảng trống rõ giữa 2 đùi là đã không còn trong trắng...