Đời sống

Số phận của vợ con thế thiếp quan lại thời xưa sau khi cả nhà bị tịch thu tài sản sẽ ra sao?

Số phận của vợ con thế thiếp quan lại thời xưa sau khi cả nhà bị tịch thu tài sản sẽ ra sao?

Thời phong kiến Trung Quốc, đàn ông được lấy nhiều vợ, đặc biệt là những người làm quan, vừa có chức tước, địa vị lại vừa có tiền thì chuyện họ 5 thê 7 thiếp cũng là chuyện thường tình. Thế nhưng, con đường quan lộ đâu phải ai cũng dễ đi, có những người "ngã ngựa" giữa chừng khi phạm tội, án phạt nặng nhất là xử tử và tịch thu hết tài sản (thường là các quan lớn mới bị hình phạt này). Người trụ cột trong gia đình mất, gia sản cũng không còn gì, vậy vợ con thê thiếp của viên quan đó sẽ ra sao?

Ảnh phục chế gia đình quan lại xưa

Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng việc tịch thu hết tài sản cũng đồng nghĩa với việc triệt đường sống của gia quyến vị quan phạm tội. Có người nhà phạm trọng tội, người thân không thể tránh khỏi liên quan. Tuy nhiên, thời xưa thì sự liên quan này lại nặng ngang bằng với tội của người gây tội, từ vợ con thê thiếp đến nô bộc của họ đều chịu sự ngược đãi kinh khủng cùng những hình thức trừng phạt "sống không bằng chết". 

Cụ thể, hình phạt nặng nhất là đưa toàn bộ gia quyến của người phạm tội đi lưu đày ở những vùng biên ải xa xôi, nơi "chó ăn đá gà ăn sỏi". Quá trình áp giải, tất cả gia quyến đều phải đi bộ, dẫn đến nhiều người, đặc biệt là phụ nữ vì thể chất yếu ớt mà bỏ mạng trên đường. Hoặc hình phạt nặng không kém đó là bán các thê thiếp, vợ, con gái của quan lại vào nhà thổ để phục vụ các quan viên cao cấp, biến họ trở thành công cụ thỏa mãn dục vọng của những kẻ xa lạ. Nhiều người không chịu nổi nỗi nhục nhã này đã tự kết liễu mạng sống của mình. 

Tranh vẽ phạm nhân lưu đày thời xưa

Tuy nhiên, cũng có một hình phạt nhẹ nhàng hơn, đó là đưa gia quyến của quan phạm tội vào trong hoàng cung hoặc các gia đình quan lại khác để làm nô lệ. Với hình phạt này, họ sẽ vẫn có thu nhập và cuộc sống ổn định, chỉ là không được vinh hoa và ngẩng cao đầu như trước mà thôi. Nếu may mắn được chủ nhân yêu thương thì có thể có cơ hội đổi đời. Nhìn chung, dù là hình phạt nào thì cũng phản ánh rõ nét địa vị thấp kém của người phụ nữ thời phong kiến. Nếu không còn chồng để dựa dẫm, số phận họ cũng sẽ đầy khổ ải và đau thương.

 

Phi tần thời xưa dù cởi sạch khi thị tẩm cũng quyết che đi một điểm, để lộ có thể làm vua hoảng sợ

Hậu cung chính là nơi mà phụ nữ ở ngoài muốn bước vào trong, phụ nữ bên trong lại khao khát tự do bên ngoài.