Đời sống

Rau muống giá cực rẻ mà nhiều giá trị dinh dưỡng, vì sao vẫn bị Mỹ 'kì thị'?

Rau muống giá cực rẻ mà nhiều giá trị dinh dưỡng, vì sao vẫn bị Mỹ 'kì thị'?

Rau muống là loại rau phổ biến, đi đến bất cứ đâu cũng có thể mua được và giá thành thì luôn luôn "phải chăng" hơn đa số những loại rau khác. Trước tiên, về giá trị dinh dưỡng, rau muống giàu vitamin, khoáng chất nhưng lại rất ít calo, hỗ trợ tốt trong quá trình giảm cân. Đặc biệt, có còn có những tác động tích cực đến sức khỏe như: Giảm cholesterol; Điều trị vàng da và các vấn đề về gan; Điều trị thiếu máu; Điều trị chứng khó tiêu và táo bón; Ngăn ngừa bệnh tiểu đường; Bảo vệ tim; Ngăn ngừa ung thư; Có lợi cho mắt;... 

Rau muống xào tỏi được Vouge xếp vào top những món ăn phải thử khi đến Việt Nam

Rau muống có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này nó được trồng ở Ấn Độ, Malaysia, châu Phi, Brazil, Caribbean và Trung Mỹ. Dần dần, loại rau này trở thành nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Thái Lan. Cùng với sự di cư của người Á sang Mỹ thì rau muống cũng được "phổ cập" tại xứ sở cờ hoa.

Rau muống trồng trong nhà kính tại Texas, Mỹ

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Mỹ nhiều năm qua đã phân loại rau muống vào danh sách những loại cây có hại. Nguyên nhân là bởi rau muống phát triển quá nhanh trên mặt nước, có tính chất xâm hại, lấn chiếm môi trường sống của các loại thực vật bản địa. Nhờ sự đấu tranh của nhiều người dân ở Mỹ nên chính quyền nơi đây đã nới lỏng hơn trong việc trồng trọt và tiêu thụ rau muống. 

Rau muống bạt ngàn 

Dù có nhiều lợi ích nhưng ăn rau muống cũng cần điều độ và khoa học. Được biết, vì rau muống là một trong những loại rau có tính giải nhiệt cao, lợi tiểu nên nếu quan quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, tỳ vị hư nhược, dễ bị tiêu chảy hay gây chuột rút với những người có cơ địa thiếu chất. Người huyết áp thấp ăn nhiều rau muống dễ bị tê hoặc chuột rút, người bị sỏi thận không ăn điều độ cũng khiến tình trạng trầm trọng thêm. Ngoài ra, rau muống không nên ăn chung với sữa, tránh để ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.

 

Nắm đất đắt nhất thế giới: Có giá đến hơn 200 ngàn tỷ, phải dùng tên lửa mới lấy được 1 nắm

Chỉ một mẫu bụi trong giống như một nắm đất thông thường nhưng đây lại chính là 'nắm đất' đắt nhất thế giới với giá trị có thể lên 9 tỷ đô la.