Người phụ nữ duy nhất trong cung không cần tranh sủng, tranh quyền vẫn có địa vị cực cao
Thời phong kiến xưa, khi mà phụ nữ không được học hành, thi cử, làm quan thì cách duy nhất để họ có thể có được quyền lực chính là leo lên vị trí vợ vua - hoàng hậu, phi tần, hoặc thậm chí là làm mẹ vua - Thái hậu. Ngoài gia thế, nhan sắc thì những đấu đá khốc liệt, những âm mưu đen tối, độc ác chốn hậu cung chính là bàn đạp để phi tần sống vinh hoa cũng như được nắm quyền kiểm soát.
Tuy nhiên, trong hoàng cung vẫn có một người phụ nữ không cần nhan sắc, không cần đấu đá vẫn có được địa vị cao, đó chính là vú nuôi của hoàng đế. Thời xưa, vua thường sợ con cái, đặc biệt là các vị hoàng tử khi ở với mẹ ruột sẽ sinh ra tính cách yếu đuối, ủy mị vì được nuông chiều. Thêm vào đó, nếu tình cảm mẹ con quá khăng khít thì nếu đứa trẻ lên làm hoàng đế rất dễ bị mẹ ruột thao túng, tiếm quyền.
Do đó, từ khi mới lọt lòng các vị hoàng tử thường được đưa cho các vú nuôi chăm sóc. Họ thường là những người phụ nữ có thể xuất thân từ hoàng tộc hoặc không, quan trọng là vừa mới sinh con, có nhiều sữa để nuôi các hoàng tử. Lâu ngày giữ vú nuôi và hoàng tử sẽ nảy sinh tình cảm như gia đình bởi người xưa đã đúc kết được rằng "công sinh không bằng công dưỡng". Sau này khi vị hoàng tử đó đăng cơ thì vú nuôi cũng nghiễm nhiên trở thành người có địa vị đặc biệt cao.
Vú nuôi thường không có danh phận nhưng thực quyền lại ngang ngửa các ma ma tổng quản theo hầu Thái hậu. Hoàng đế luôn đối xử tốt với các vú nuôi phần vì tình cảm, phần vì sợ bị mang tiếng là vô lương tâm. Không chỉ vú nuôi mà người nhà của họ cũng nhận được những đãi ngộ vô cùng tốt, không dám đắc tội.
Loài gà Việt Nam xuất hiện trong tranh Đông Hồ suýt tuyệt chủng, nay hồi sinh kỳ diệu, giá bạc triệu
Loài gà xuất hiện trong tranh Đông Hồ suýt tuyệt chủng ở Việt Nam, ngày nay hồi sinh một cách kì diệu, trở thành đặc sản có tiền cũng khó mua được.