Đời sống

Chúa Trịnh Tùng: Nắm quyền hành tối cao nhưng không muốn làm vua, biết lý do mới thấy cao tay cỡ nào

Trịnh Tùng (1550 - 1623) là con thứ của Trịnh Kiểm, sinh ra ở làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Cậu ruột của Trịnh Kiểm là chúa Nguyễn Hoàng nên ông sớm được phong tước Phúc Lương hầu. Khi cha mất, quyền lực rơi vào tay của con vợ cả là Trịnh Cối nhưng vì ham mê tửu sắc, bỏ bê dân chúng, tính tình lại kiêu ngạo nên Trịnh Cối không được lòng văn võ bá quan. Phúc Lương hầu Trịnh Tùng được quan quân phò tá đã về dưới trướng vua Lê Anh Tông phục tùng. 

Chân dung Trịnh Tùng trong Trịnh gia chính phả

Tuy nhiên mối quan hệ này không hòa thuận được lâu. Một vị tướng họ Lê là Lê Cập Đệ âm mưu giết Trịnh Tùng để giành quyền lại cho vua Lê nhưng bị bại lộ. Ám sát không thành, vua Lê bỏ trốn cùng 4 hoàng tử nhưng vẫn bị Trịnh Tùng bắt được và sát hại. Y lập hoàng tử thứ năm là Lê Duy Đàm làm vua, lấy hiệu Lê Thế Tông. Đây cũng là lúc mở ra thời kì vua Lê trở thành "bù nhìn" hoàn toàn khi chúa Trịnh trở thành Đô tướng Tiết chế các xứ thủy bộ chủ dinh kiêm quản Bình chương Quân quốc Trọng sự, nắm trọn quyền trong triều, ngoài trấn. Vua Lê Thế Tông qua đời thì chúa Trịnh cùng quan lại triều định lại đưa Lê Kính Tông lên ngôi.

Nhiều người không khỏi thắc mắc vì sao chúa Trịnh không lên ngôi vua mà chỉ xưng chúa. Có hai lý do được đưa ra, thứ nhất là nếu chúa lên ngôi vua thì sẽ lập tức bị coi là tiếm quyền, bị cả nước oán hận và từ đây họ Nguyễn – người sẽ có danh nghĩa chính đáng để tiến đánh dòng họ Chúa Trịnh - có lý do chống lại ông hơn. Thứ hai, triều đình Trung Hoa khi đó chỉ chấp nhận vua thuộc dòng dõi họ Lê, nếu cướp ngôi thì khác nào tuyên chiến với Trung Hoa, tự chôn mình. 

Tượng vua Lê Thần Tông ở chùa Mật Sơn, Thanh Hóa

Dù làm không ít chuyện xấu nhưng không thể phủ nhận chúa Trịnh là người cực kì tài giỏi. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú  nhận xét rằng: "Ông tính khoan hòa, yêu người, khéo vỗ về tướng sĩ, dùng binh như thần. Ông thực sự làm chúa, cầm quyền chính, công lao sự nghiệp danh vọng lừng lẫy…". Năm 1623, chúa Trịnh Tùng qua đời, hưởng thọ 73 tuổi. Ông thực sự là một quyền thần tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam. Chúa Trịnh Tùng phải đối mặt với nhiều áp lựckhi là người chịu trách nhiệm chính trước dòng họ và quốc gia, đối phó với nhiều lực lượng vẫn kiên định, bình tĩnh. Điều đó buộc phải trở thành con người cứng rắn, quyết đoán, thậm chí đôi khi tàn nhẫn.

 

Ca sĩ lập 'kỷ lục' nhận nhiều giải Cống Hiến nhất Việt Nam: Số lần nhận giải vượt xa Mỹ Tâm

Được xem là Divo hiếm hoi của làng giải trí của Việt Nam, nam ca sĩ này là nghệ sĩ được giải Cống Hiến vinh danh nhất.