Đời sống

Các trường hợp tiền USD hỏng không được ngân hàng, TCTD chấp nhận đổi, người dân cần đặc biệt lưu ý

Các trường hợp tiền USD hỏng không được ngân hàng, TCTD chấp nhận đổi, người dân cần đặc biệt lưu ý

Ngày nay, đồng tiền chính thức của Mỹ - USD, hay còn gọi là đô la ở Việt Nam - được tạo ra và quản lý bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), được xem là loại tiền tệ phổ biến nhất trên thế giới, được rất nhiều người dân dùng để tích trữ tài sản. Loại tiền này bao gồm các mệnh giá sau: 1 USD, 5 USD, 10 USD, 20 USD, 50 USD và cao nhất là 100 USD. 

Do là đồng tiền được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới nên nhu cầu về việc mua bán, trao đổi USD tại nước ta cũng trở nên quan trọng và ngày càng được nhiều người quan tâm. Tuy vậy, việc mua bán trao đổi USD cũng như các ngoại tệ khác phải được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, cùng với những chế tài cụ thể.

Tiền USD

Cụ thể, theo Thông tư số 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối (TCTD được phép) đã quy định như sau:

"Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại TCTD được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích: Học tập, chữa bệnh, đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.

Đối với các mục đích hợp pháp khác quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, cá nhân có thể mua ngoại tệ tiền mặt tại TCTD được phép tùy theo khả năng cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt của TCTD.

Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại TCTD được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại TCTD được phép và Đại lý đổi ngoại tệ của TCTD được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của TCTD được phép phù hợp với quy định của pháp luật. Riêng bán ngoại tệ còn được thực hiện tại các Đại lý đổi ngoại tệ của TCTD được phép.

Về nguyên tắc, loại ngoại tệ cá nhân đuợc mua là đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến. Trường hợp không có đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến, TCTD được phép thực hiện bán ngoại tệ tự do chuyển đổi khác.

Hạn mức mua ngoại tệ của cá nhân là công dân Việt Nam cho các mục đích nêu trên là 100 USD/1 người/1 ngày hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 (mười) ngày. Hạn mức ngoại tệ trên cũng được áp dụng đối với trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ. TCTD được phép có nghĩa vụ bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân là công dân Việt Nam theo hạn mức mua ngoại tệ được quy định tại Thông tư này trên cơ sở hồ sơ, chứng từ xuất trình. Ngoài ra, căn cứ khả năng tự cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt, TCTD được phép có thể bán vượt mức quy định hạn mức mua ngoại tệ nêu trên để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

TCTD được phép thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân có trách nhiệm thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt (hoặc cập nhật danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt trong trường hợp có thay đổi) cho NHNN và trên trang tin điện tử của TCTD được phép.

NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra hoạt động mua, bán ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng với cá nhân; Trách nhiệm của TCTD được phép và cá nhân trong việc thực hiện mua, bán ngoại tệ tiền mặt.

Cá nhân có trách nhiệm xuất trình đầy đủ các chứng từ, giấy tờ cần thiết theo quy định của TCTD được phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình. Đồng thời, sử dụng ngoại tệ tiền mặt được mua đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật." 

Ảnh minh họa

Vì tiền USD là tiền giấy nên không tránh khỏi những rủi ro khi tích trữ. Nhều người thắc mắc nếu chẳng may làm hư hỏng, rách tiền USD thì có thể đem đổi được hay không. Câu trả lời là có, tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng vẫn có các trường hợp như sau sẽ bị phía ngân hàng từ chối đổi:

- Tiền USD bị rách, bị cắt đôi hoặc bị dán ghép với nhau.

- Tiền bị ướt hoặc bị bẩn quá nhiều.

- Tiền USD bị hỏng một phần và có diện tích lớn hơn 50% so với kích thước tờ tiền ban đầu.

- Tiền USD bị mất một góc và không dủ xác định mệnh giá của tờ tiền.

- Tiền USD bị bốc hơi mực in hoặc chứa các dấu hiệu chỉnh sửa bằng mực in.

- Tiền USD giả hoặc nghi ngờ là tiền giả.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, có nhiều ngân hàng hoặc đại lý sẽ có những quy định riêng trong việc đổi tiền USD bị rách nên quý khách hàng cần đặc biệt lưu ý và tìm hiểu kĩ trước khi đổi. Trong đó, chúng ta cần nằm lòng quy định về đổi tiền đô rách được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định như sau:

- Tiền USD bị rách, hư hỏng phải còn giá trị theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Tiền USD bị rách, hư hỏng phải là tiền phát hành chính thức từ Ngân hàng Trung ương Mỹ (Federal Reserve System).

- Tiền USD bị rách, hư hỏng không được phép là tiền giả, bị làm giả hoặc bị sửa đổi trái phép.

- Người đổi tiền phải có đủ thông tin cá nhân và giấy tờ chứng minh như giấy tờ tùy thân, giấy phép kinh doanh, hợp dồng...

 

Biệt phủ 'đệ nhất tham quan' Trung Quốc: Cột nhà làm từ gỗ quý hiếm, giá mỗi cây gần 9.500 tỷ đồng

Chỉ một cây cột nhà đã được định giá lên đến gần 9.500 tỷ đồng, độ chịu chơi chịu chi của tham quan này có lẽ còn trên cả vua Càn Long.