Theo Bloomberg, một nhóm các nhà đầu tư , dẫn đầu là Quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore (GIC), vừa đầu tư 500 triệu USD vào CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM. Đây là một công ty mới được thành lập để sở hữu 100% vốn Vincommerce - đơn vị vận hành hệ thống hơn 100 siêu thị Vinmart và gần 2 ngàn cửa hàng tiện ích Vinmart+ trải dài trên khắp cả nước.
Hồi cuối tháng 8, doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đã bất ngờ hút dòng tiền từ một đại gia ngoại nổi tiếng khác - Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) là quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý với giá trị danh mục hơn 1,5 tỷ USD nâng mạnh tỷ trong nắm giữ cổ phiếu VIC và lần đầu tiên đưa VIC lọt top 10 cổ phiếu lớn nhất trong danh mục của VEIL với tỷ trọng 2,88%.
Trong khi đó, cổ phiếu Vinhomes (VHC) - một công ty con của Vingroup quản lý mảng bất động sản của ông Vượng đứng ở vị trí thứ 2 với tỷ trọng 7,78%.
Không chỉ VEIL, gần đây nhiều quỹ cũng tăng tỷ trọng nhóm 3 cổ phiếu Vingroup, Vinhomes và Vincom Retail của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong danh mục đầu tư của mình. Trong đó, Tundra Vietnam Fund từ đầu năm tới nay đã tăng gần gấp đôi tỷ lệ phần trăm nhóm cổ phiếu này lên 15%.
Hồi cuối tháng 5, Vingroup và doanh nghiệp con của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã hoàn thành phát hành riêng lẻ và bán tổng cộng 205,4 triệu cổ phiếu VIC cho Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc thu về 23 ngàn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). SK Group trở thành cổ đông ngoại lớn nhất nắm giữ 6% cổ phần của Vingroup.
Trong năm 2018, Hanwha Asset Management cũng đầu tư 400 triệu USD mua cổ phiếu ưu đãi của Vingroup. Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm qua với 3 thương vụ nổi bật tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã hút về khoảng 2 tỷ đô ( Khoảng gần 50.000 tỷ đồng) vốn đầu tư.
Honda Super Cub ‘cánh én’ hơn 100 triệu: Sức hút khó cưỡng của dòng xe thời 'ông bà anh'
(Techz.vn) Chiếc Honda Super Cub cánh én màu vàng nổi bật của dân chơi Tiền Giang có gì đặc biệt mà giá trị lên tới 100 triệu?