Đời sống

Tin tối 8/8: Diễn biến mới vụ kiện của Nam Thư; Phát hiện cuốn lịch âm dương 13.000 năm tuổi

Tin tối 8/8: Diễn biến mới vụ kiện của Nam Thư; Phát hiện cuốn lịch âm dương 13.000 năm tuổi

Cập nhật tin tức nóng nhất hôm nay 8/8: Diễn biến mới vụ kiện của Nam Thư: Cơ quan chức năng thông báo điều quan trọng; Kinh ngạc trước cuốn lịch âm dương 13.000 năm trước mới được phát hiện;...

Diễn biến mới vụ kiện của Nam Thư: Cơ quan chức năng thông báo điều quan trọng

UBND TP Đà Lạt đã tiếp nhận đơn tố cáo của nữ diễn viên Nam Thư và đang phân loại, xác minh để giao cho cơ quan chuyên môn xử lý theo quy định pháp luật. Trong khi đó, UBND huyện Đức Trọng đã chuyển đơn của diễn viên Nam Thư đến công an huyện Đức Trọng để xử lý, điều tra theo thẩm quyền. Trong nội dung đơn, Nam Thư tố cáo 1 quán cơm đã sử dụng hình ảnh cá nhân của cô để đăng trên mạng xã hội.

Trước đó, diễn viên Nam Thư đã lập vi bằng, gửi đơn đến cơ quan chức năng để tố cáo việc cô bị lợi dụng uy tín của người nổi tiếng để tống tiền, chiếm đoạt tài sản; hành vi vu khống, xâm phạm danh dự; hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận mạng xã hội để xâm phạm lợi ích, quyền lợi cá nhân của người khác.

photo-5-1720345686250143323282_11zon

Những ngày vừa qua, vụ việc ồn ào liên quan đến diễn viên Nam Thư trở thành chủ đề nóng nhận được sự quan tâm lớn. Nữ diễn viên bị tố là người thứ 3 xen vào hạnh phúc gia đình của người khác. Cô bị tài khoản Facebook có tên Z.D liên tục tung ra những bằng chứng cho thấy việc mình có quan hệ với người đàn ông đã có gia đình. Tài khoản Z.D người được cho là ‘chính thất’ cũng khẳng định sẽ theo tới cùng vụ kiện nếu Nam Thư muốn.

Xem chi tiết tại đây. 

Kinh ngạc trước cuốn lịch âm dương 13.000 năm trước mới được phát hiện

Một nghiên cứu mới cho thấy những hình chạm khắc trên một cột đá lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ cách đây gần 13.000 năm có thể là lịch mặt trời và mặt trăng lâu đời nhất thế giới. Và lịch này có thể được chạm khắc để đánh dấu một vụ va chạm thảm khốc của sao chổi .

Theo nghiên cứu được công bố ngày 24 tháng 7 trên tạp chí Time and Mind , các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những dấu vết này tại Göbekli Tepe, một di chỉ khảo cổ ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng với nhiều ngôi đền có hình vẽ khắc tinh xảo.

7PkiWiEpB9BQTpNRjoLxtM-650-80-jpg_11zon

Cột trụ mới được nghiên cứu này chứa 365 ký hiệu hình chữ V. Các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi chữ "V" tượng trưng cho một ngày, với toàn bộ lịch bao gồm "12 tháng âm lịch cộng thêm 11 ngày nữa", theo một tuyên bố từ Đại học Edinburgh.

Xem chi tiết tại đây. 

Những việc nên và không nên làm vào ngày Thất tịch 2024 mà nhiều người chưa biết

Lễ Thất tịch là ngày mùng 7.7 âm lịch hằng năm. Năm nay, lễ Thất tịch rơi vào thứ năm, ngày 4.8.2022. Người ta còn gọi đây là ngày “ông Ngâu bà Ngâu” hay ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau.

Nhung-viec-nen-va-khong-nen-lam-vao-ngay-that-tich-2024-ma-nhieu-nguoi-chua-biet

 

1. Những việc nên làm

- Đi chùa: Ngày lễ Thất tịch, nhiều người đến chùa cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Những người độc thân đi chùa vào ngày này để cầu duyên, mong muốn sớm gặp được người như ý, hay mong cầu tình yêu thuận lợi, may mắn.

...

Xem chi tiết tại đây. 

Kết quả vụ bé gái 13 tuổi chủ động liên hệ với Tổng đài Bảo vệ trẻ em sau nhiều lần bị bố bạo hành

Trong lúc quá ấm ức, P.T hỏi được số điện thoại của Tổng đài Bảo vệ trẻ em (111) nên nhắn tin vào số tổng đài để chia sẻ về vụ việc. Đến 13h30 cùng ngày, UBND phường Việt Hòa nhận được tin báo từ Tổng đài 111 thông qua cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phường. 

Ket-qua-vu-be-gai-13-tuoi-chu-dong-lien-lac-voi-tong-dai-bao-ve-tre-em-sau-nhieu-lan-bi-bo-bao-hanh-3
Ảnh minh họa

Sau đó, UBND phường Việt Hòa, Ban Bảo vệ trẻ em của phường thành lập tổ xác minh gồm các thành viên trong Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trẻ em phường Việt Hòa cùng lực lượng công an khu vực, đại diện khu dân cư xuống nắm bắt thông tin vụ việc và lập biên bản.

Thông qua quá trình trò chuyện với cháu P.T, tổ công tác biết được, trước đó cháu đã bị bố đánh khá nhiều lần. Để ngăn chặn sự việc lặp lại, tổ công tác cũng làm việc với người bố nhưng không nhận được sự hợp tác.

Xem chi tiết tại đây. 

Lương y đất Việt được vua Trung Quốc phong làm Đại y thiền sư, dân Việt Nam ai cũng đã từng nghe tên

Trong lịch sử Y học Việt Nam, có 7 vị danh y vô cùng kiệt xuất, danh tiếng lưu truyền muôn đời, đó là: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Hồ Đắc Di, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng và Đặng Văn Chung. Trong đó, người được xem như ông tổ của nền y dược cổ truyền Việt Nam không ai khác ngoài thiền sư Tuệ Tĩnh.

Chân dung thiền sư Tuệ Tĩnh 

Thiền sư Tuệ Tĩnh sinh năm 1330, tên thật Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Hồng Nghĩa, người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (ngày nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương). Ông mồ côi cha mẹ khi mới lên 6 nên được các nhà sư nuôi cho ăn học tại chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy (Nam Định). Vốn thông minh, sáng dạ nên khi mới 22 tuổi ông đã đậu Thái học sinh. Tuy nhiên, thay vì làm quan dưới triều vua Trần Dụ Tông, ông lại quyết định đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh, vừa tu hành vừa học nghề thuốc để chữa bệnh cứu người. 

Xem chi tiết tại đây.