Đời sống

Ý nghĩa thực sự của tên gọi Việt Nam mà nhiều học sinh giỏi Sử cũng chưa chắc biết

Ý nghĩa thực sự của tên gọi Việt Nam mà nhiều học sinh giỏi Sử cũng chưa chắc biết

Tên gọi Việt Nam luôn là thứ gì đó thiêng liêng, gần gũi ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, cái tên Việt Nam lần đầu xuất hiện vào thời Nguyễn. Ban đầu vua Gia Long đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt nhưng vì tên gọi này trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu nên để tránh nhầm lẫn, nhà Thanh đã yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại. Vậy Việt Nam có nghĩa là gì?

Ảnh minh họa vua Gia Long

Việt Nam ở đây có thể hiểu là người Việt sinh sống ở phương nam, một cái tên bao hàm được cả nòi giống lẫn vị trí địa lý của quốc gia. Trong chiếu ban quốc hiệu mới do vua Gia Long ban xuống vào tháng 2 năm Giáp Tý 1804 có đoạn: “Đế vương dựng nước, trước phải trọng Quốc hiệu để tỏ thống nhất. Xét từ các đấng tiên thánh vương ta xây nền dấy nghiệp, mở đất Viêm bang, gồm cả đất đai từ Việt Thường về Nam, nhân đó lấy chữ Việt mà đặt tên nước… nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính Quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa. Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến Quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa”....

Tên gọi Việt Nam thể hiện nòi giống và vị trí của nước ta

Có thể thấy, tên gọi Việt Nam không đơn thuần chỉ là một cái tên mà còn là sự thể chế hóa nguyện vọng lâu đời của nhân dân, khẳng định tính pháp lý về chủ quyền của nước ta cũng như biểu hiện rõ nhất về ý chí, sức mạnh muôn đời của dân chúng. Đây chính là lời khẳng định chắc nịch cho sự chính thống của một triều đại mới.

Dù được tuyên phong chính thức vào năm 1804 nhưng có nhiều nghi vấn về việc tên gọi này thực ra đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 14. Bởi trong giai đoạn này đã có một bộ sách có tên Việt Nam thể chí, kế đến là đầu thế kỷ 15, hai từ Việt Nam lại được nhắc đi nhắc lại trong cuốn Dư Địa Chí. Sau này, các tác phẩm của Nguyên Bình Khiêm cũng đề cập đến cụm từ này. Rõ ràng nhất có lẽ chính là một việc hai chữ "Việt Nam" được khắc lên trên một số tấm bia có từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đáng chú ý, bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu như sau: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (Tạm dịch: Đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc).

 

'Kỳ lân' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vươn tầm thế giới, đạt thành tích 'vô tiền khoáng hậu'

Một lần nữa tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho thấy tầm nhìn chiến lược xứng với vị trí người giàu nhất Việt Nam.