Đời sống

Việt Nam có một loại ngôn ngữ đặc biệt chỉ 1 nhóm người ở Hà Nội hiểu, nghi vấn là tiếng Việt cổ

Việt Nam có một loại ngôn ngữ đặc biệt chỉ 1 nhóm người ở Hà Nội hiểu, nghi vấn là tiếng Việt cổ

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, là một quốc gia có khoảng hơn 90 ngôn ngữ khác nhau. Giữa rất nhiều ngôn ngữ đó, có một thứ tiếng được cho là tiếng Việt cổ, hiện nay chỉ có một nhóm người ở làng Đa Chất (Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội) là có thể nói được. Nếu nói chuyện với dân địa phương bằng thứ ngôn ngữ này mà không có người phiên dịch thì chúng ta chắc chắn sẽ... chẳng hiểu gì. 

Trích một đoạn hội thoại giữa cụ Nguyễn Văn Đoán - một người địa phương được xem là hiểu biết nhất về lịch sử làng Đa Chất - và một người dân trong làng:

"Ông Đoán: Thít chưa? (ăn chưa)

Anh Minh: Thít rồi. Đồi ỏn cũng thít rồi (Cháu ăn cơm rồi, bọn trẻ cũng ăn rồi).

Ông Đoán: Thít mận (uống nước chứ)?

Anh Minh: Cháu không thít.

Ông Đoán: Mận thu (chè thuốc không)?".

Ngôn ngữ của làng Đa Chất không được dạy trên trường lớp, cũng chẳng vay mượn bất cứ ngôn ngữ nào. Nó được truyền miệng từ đời này qua đời khác nhưng vì xu hướng hội nhập quốc tế mà tiếng làng Đa Chất đang ngày càng mai một dần. Tính đến nay chỉ còn khoảng 500/1.500 người dân ở làng là có thể sử dụng thành thạo thứ ngôn ngữ đặc biệt này. Có nhiều nghi vấn cho rằng tiếng làng Đa Chất chính là tiếng Việt cổ vì một số nhà nghiên cứu chi ra sự kết hợp giữa âm Nôm và âm Hán Việt trong thứ ngôn ngôn ngữ đặc biệt này. 

Làng Đa Chất có truyền thống làm cối lâu đời

Tuy nhiên, theo GS.TS Trần Trí Dõi - người có nhiều nghiên cứu quan trọng về lịch sử ngôn ngữ tiếng Việt, đã nhận định ngôn ngữ mà làng Đa Chất sử dụng là do các thợ cối sáng tạo và sử dụng trong nghề chứ không có bất kì quy luật ngữ âm lịch sử nào của Tiếng Việt cổ. Đó là lý do vì sao chỉ có một nhóm người ở làng Đa Chất mới hiểu thứ ngôn ngữ này. Thêm nữa, một cụ cao tuổi trong làng Đa Chất cũng từng khẳng định rằng: "Không phải Âu Lạc cổ như người ta đồn đại đâu. Tôi nghĩ là từ lóng mà người dân chúng tôi nghĩ ra để trao đổi với nhau khi đi đóng cối xay thôi".

Dù vậy, GS.TS Trần Trí Dõi cũng bày tỏ mong muốn bảo tồn tiếng làng Đa Chất như nhiều ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác: "Tiếng lóng ở Đa Chất là một tài sản văn hóa đáng quý cần được lưu truyền. Ông đánh giá cao sức sáng tạo bản sắc riêng của làng nghề làm cối Đa Chất. Tiêu biểu là hệ thống từ vựng tiếng lóng rất phong phú được truyền từ đời này qua đời khác. Các giới chuyên môn và những người có trách nhiệm nên gìn giữ cẩn thận để làm phong phú văn hóa Việt Nam".

 

3 loại thẻ đen quyền lực bậc nhất thế giới, được giới thượng lưu cực kì ưa chuộng

Thẻ đen từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự giàu có của giới thượng lưu trên toàn thế giới.