Vị vua thời Lê 1 tuổi đã lên ngôi, chiến công lẫy lừng nhưng bị chính anh ruột sát hại cướp ngôi
- Cận cảnh cực phẩm MPV mới của Toyota giá chỉ từ 292 triệu đồng, trang bị lấn lướt Mitsubishi Xpander
- Việt Nam có 1 bộ da cá voi nhám duy nhất đạt kỷ lục Guinness, giá trị khiến nhiều người không tưởng
- Tử vi dự báo đúng 1/9, 4 con giáp sẽ được Phật Bà che chở đổi vận may mắn, thuận lợi trong cuộc sống
Vua Lê Nhân Tông sinh ngày 9/6/1441, lập làm hoàng thái tử vào ngày 6/6/1442 và chỉ 4 tháng sau là vào ngày 8/12/1442 chính thức lên ngôi hoàng đế khi mới 1 tuổi 6 tháng. Ông được xem là vị vua nhỏ tuổi nhất lên ngôi, có sự đồng thuận của các đại thần quyền lực bậc nhất triều đình như Trịnh Khả, Lê Thụ và Nguyễn Xí.
Lên ngôi khi còn quá bé nên mẹ của vua Lê Nhân Tông là Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh sau nhiều lần được quần thần dâng biểu cầu xin đã trở thành người buông rèm nhiếp chính, xử lý việc nước thay con trai. Bà có công lớn khi trọng dụng quân thần giỏi đi đánh quân Chiêm xâm lược vào năm 1444 và 1445 và giành thắng lợi. Tiếp tục đến năm 1448, quốc gia Bồn Man chịu nội thuộc Đại Việt nên vua và Hoàng Thái hậu đã sáp nhập Bồn Man trở thành châu Quỳ Hợp của nhà nước Đại Việt. Có thể nói, thời vua Lê Nhân Tông, nước ta không chỉ hai lần đánh đuổi quân Chiêm khỏi bờ cõi mà còn phát triển giao thông vận tải khi đào sông Bình Lỗ ở Thái Nguyên, tạo thuận lợi cho giao thông vận tải.
Ngày 21/2/1453, Lê Nhân Tông chính thức tự mình coi chính sự, đổi niên hiệu, đại xá. Trong Đại Việt sử ký có ghi lại rằng: "Các điều lệnh ân xá có: tăng chức một bậc cho các công thần Lê Lễ, Lê Bị, Lê Triện. Cấp một trăm mẫu quan điền cho bọn Lê Sát, Lê Ngân, Lê Khả (tức Trịnh Khả), Lê Khiêm và Trịnh Khắc Phục, đồng thời cứu giúp những kẻ không vợ, góa chồng, mồ côi, cô đơn và biểu dương những người chồng nghĩa khí, người vợ trinh tiết". Không những vậy, trong khoảng thời gian đích thân trị vì, vua liên tục ra lệnh ân xá, khuyến khích nông nghiệp, miễn giảm thuế khóa để nhân dân được ấm no, sung túc hơn.
Thế nhưng sau 17 năm tại vị, Lê Nhân Tông đã bị anh ruột của mình là Lê Nghi Dân sát hại. Lê Nghi Dân vốn là con trưởng của vua Lê Thái Tông và bà Dương Thị Bí, từng được lập làm hoàng thái tử nhưng vì mẹ kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì nên bị truất ngôi xuống làm Lạng Sơn vương. Trong khi Lê Nhân Tông không mảy may đề phòng anh ruột thì Lê Nghi Dân lại ngấm ngầm nuôi ý định cướp ngôi. Trong Việt sử giai thoại có ghi chép lại rằng Lê Nghi Dân tập hợp hơn một trăm thủ hạ thân tín cùng nội ứng trong triều là Lê Đắc Ninh, Phạm Đồn, Phạm Ban và Trần Lăng lẻn vào cung đêm 3/10/1459 để giết chết nhà vua. Hôm sau y giết luôn Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh và một số người khác, rồi tự lập mình làm vua.
Sau đó, nhiều đại thần như Đỗ Bí, Lê Ê, Lê Ngang, Lê Thụ... phẫn nộ tột cùng, lên kế hoạch trả thù Lê Nghi Dân nhưng bị phát hiện nên đã bị giết sạch. Chưa được 1 năm lên ngôi, ngày 6/6/1460, Lê Nghi Dân cùng tay chân thân tín bị các bậc đại thần khác là Nguyễn Xí, Lê Lăng, Đinh Liệt, Lê Niệm, Lê Nhân Thuận, Lê Nhân Qúy cùng nhiều tướng lĩnh và quan lại hợp lực tiêu diệt. Lê Tư Thành được đưa lên ngôi, lấy hiệu Lê Thánh Tông.
Lý do Vua Càn Long quyết định thoái vị sau khi nghe xong 1 câu nói của thầy bói lúc đi vi hành
Trong một lần xuất cung vi hành và cải trang thành dân thường, Vua Càn Long đã đi ngang qua Tô Châu và dừng lại trước một tiệm xem bói. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến ông quyết định từ bỏ ngai vàng sau 60 năm trị vì.