Đời sống

Tín ngưỡng ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, 100% người dân đều theo

Tín ngưỡng ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, 100% người dân đều theo

Phật giáo, Thiên chúa giáo,.. sẽ có người tín, kẻ không nhưng ở Việt Nam, có một loại tín ngưỡng mà 100% người dân Việt Nam đều theo, đó là tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng. Nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức người Việt từ ngàn đời nay, đóng vị tí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt cũng như mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc.

Tượng 18 vị vua Hùng

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là hình thức thể hiện niềm tin của người dân vào sự hiện diện của các Vua Hùng - những người đã có công xây dựng lên đất nước. Nó là tín ngưỡng cơ bản, phổ biến, là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh dân tộc Việt khi có thể gắn kết người Việt trong nước lẫn người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Người dân Việt Nam không chỉ có chung cội nguồn (mẹ Âu Cơ), chung dòng máu Lạc Hồng mà còn có chung Quốc Tổ là các Vua Hùng. 

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, ở thời nào cũng đều mang giá trị giáo dục đạo đức truyền thống sâu sắc. Đây chính là tiền đề nuôi dưỡng lòng nhân ái, biết ơn và tình yêu thương đồng bào, Tổ quốc của mỗi người con Việt Nam. Xuyên suốt từ những ngày đầu nước Văn Lang được lập ra cho đến nay, tín ngưỡng thờ cũng vua Hùng vẫn giữ được giá trị cốt lõi và có một số biến đổi để có thể trở thành tín ngưỡng mang tầm quốc gia. 

Lễ hội đền Hùng được tổ chức cực kì hoành tráng tại Phú Thọ 

Ngày 6-12-2012, UNESCO chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khi đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là: Di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Di sản này là một biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 hằng năm) thu hút số lượng lớn người đổ dồn về Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ cùng nhiều lễ hội được tổ chức tại các tỉnh, thành phố khác trong nước và ở nhiều khu vực người Việt sinh sống trên thế giới. Bởi vậy, có một câu nói mà đại đa số người Việt đều thuộc lòng từ bé: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3”.

 

Triều đại duy nhất trong lịch sử VN có 2 vị vua chung 1 ngai vàng: Cục diện rối ren, sứ quân nổi dậy

Đây là triều đại duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam có 1 sự kiện đặc biệt khi 2 anh em cùng chung 1 ngai vàng trị vì đất nước, tuy nhiên chỉ trong vòng 20 năm trị vì, cả 2 lần lượt qua đời.