Đời sống

Ngỡ ngàng trước lai lịch và ngoại hình Đát Kỷ đời thực, khác xa với những gì phim ảnh tô vẽ lên

Đát Kỷ trước nay luôn là hình tượng quen thuộc được phim truyền hình lẫn phim điện ảnh khai thác. Nhân vật này được xây dựng có ngoại hình xinh đẹp, mê hoặc lòng người, xuất thân là một con hồ ly thành tinh. Tuy nhiên, Đát Kỷ trong lịch sử Trung Quốc thực chất lại khác xa so với phim ảnh.

Hình tượng Đát Kỷ trên phim ảnh

Theo nhà nghiên cứu Hoàng Minh Sùng thuộc Viện nghiên cứu Lịch sử và Ngôn ngữ Trung Quốc thì Đát Kỷ không phải là một "bình hoa di động", chỉ biết mua vui. lấy lòng Trụ Vương mà là người gánh trên vai trọng trách quốc gia. Trong một bức tranh do Viện Lịch sử và ngôn ngữ Trung Quốc thực hiện, Đát Kỷ có ngoại hình mạnh mẽ, khí chất, khoác lên người bộ giáp sắt để chinh chiến chốn sa trường như bao đấng nam nhi khác. 

Tranh vẽ Đát Kỷ do Viện Lịch sử và ngôn ngữ Trung Quốc thực hiện

Nhà nghiên cứu Hoàng Minh cũng phân tích kĩ càng về Đát Kỷ dựa trên hồ sơ tư liệu, di chỉ văn hóa khảo cổ và các nghiên cứu liên quan. Theo đó, thời kì của Đát Kỷ là thời nhà Thương - triều đại mà phụ nữ có địa vị khá cao, nhất là đối với những người xuất thân từ gia đình trâm anh thế phiệt. Họ luôn chịu áp lực phải phải thể hiện khả năng của bản thân trong nhiều lĩnh vực. Đơn cử như hoàng hậu của Thương vương Vũ Đinh - Phụ Hảo, bà là người chủ trì các buổi tế lễ, tham gia chính sự, thậm chí còn cùng hoàng đế lãnh đạo binh lính chinh phạt chiến trường. Lịch sử Trung Quốc ghi lại rằng hoàng hậu Phụ Hảo có vai trò ao vây bốn phía, bắt giữ và áp giải địch đến Ân Khư (kinh đô triều Thương) để làm vật tế thần trong khi hoàng đế và binh sĩ truy đuổi chúng.

Về lý do Đát Kỷ bị đời sau "bôi nhọ", Hoàng Minh giải thích rằng những hậu duệ của Nho giáo muốn nâng đỡ hình tượng của Chu Vũ Vương và Chu công Cơ Sáng nên đã để Đát Kỷ mang tiếng xấu là tham gia vào việc triều chính, lũng đoạn triều cương, biến Trụ Vương thành hôn quân. Từ đó, việc nhà Chu lật đổ nhà Thương sẽ được hợp lý hóa và trở thành chiến tích đáng tự hào. Nhà nghiên cứu này còn phản biện sắc bén: “Người ta thường nói, để thấy một nụ cười của Bao Tự, Chu U vương đã đốt lửa trên hỏa đài (đài phát lửa cảnh báo có quân giặc) để lừa triệu chư hầu chạy đến, từ đó gián tiếp gây ra việc mất Cảo Kinh (một trong hai khu định cư bao gồm thủ đô của triều đại Tây Chu) khi quân Khuyển Nhung thực sự xâm chiếm. Tuy nhiên những nghiên cứu lịch sử lại cho thấy thời đó chưa có hỏa đài”. 

Tính đến nay, bức họa do Viện Lịch sử và ngôn ngữ Trung Quốc thực hiện được cho là sát với hình tượng Đát Kỷ ngoài đời nhất.

 

Thái giám duy nhất được suy tôn làm hoàng đế Trung Hoa: Là 'ông' của Tào Tháo?

Trong lịch sử Trung Hoa, chỉ có duy nhất một thái giám được suy tôn là Hoàng Đế sau khi mất! Người này còn có mối quan hệ đặc biệt với Tào Tháo!