Đời sống

Công lao của vị vua Lê trị vì 37 năm, được so sánh với vua Hán, Đường của Trung Hoa

Vua Lê Thành Tông (1442 - 1497) là vị Hoàng đế thứ tư trên danh nghĩa và thứ năm trên thực tế của nhà Hậu Lê, trị vì từ năm 1460 đến khi băng hà vào năm 1497 (37 năm) và được xem là vị vua tại vị lâu nhất thời Lê Sơ. Đại Việt sử ký toàn thư có ca ngợi vua Lê Thánh Tông rằng khi mới sinh đã "thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".

Tranh vẽ vua Lê Thánh Tông

Quả thực, với sự thông minh ưu tú và con người lễ độ, anh minh, vua Lê Thánh Tông đã được triều thần đưa lên ngôi ngay sau khi cuộc ám sát Lê Nghi Dân - chủ mưu cướp ngôi vua Lê Nhân Tông và thái hậu Nguyễn Thị Anh ngày 3/10/1459 rồi tự xưng vương, trị vì trong 8 tháng - thành công. Quả không phụ sự kì vọng, vua Lê Thánh Tông đã dùng tài năng, trí tuệ cùng sự đức độ của mình để đưa mọi mặt của nước Đại Việt đi lên: Từ kinh tế, chính trị, quân sự đến giáo dục, văn hóa, xã hội đều phát triển vượt bậc; Đánh bại quân xâm lược Chiêm Thành, Ai Lao, Bồn Man và mở mang bờ cõi. 

Vua không chỉ xây dựng đội quân ngày càng tinh nhuệ mà còn quản lý đất nước chặt chẽ, quy củ hơn khi soạn ra một bộ luật đồ sộ, tư tưởng dùng luật pháp để trị quốc đặc biệt thành công. Lê Thánh Tông cũng tổ chức lại bộ máy hành chính, chỉ thị vẽ các tập bản đồ phục vụ quản lý hành chính và học tập. Thời của ngài, mọi ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển rực rỡ, kinh tế đất nước phục hồi nhanh chóng sau chiến tranh. Những cải cách trong giáo dục cũng giúp việc thi cử trở nên nghiêm túc và nhiều người tài không còn bị bỏ lại phía sau. Thời này Nho học chiếm ưu thế nên việc biên soạn lịch sử, sách, thơ văn rất được chú trọng. 

Tượng Vua Lê Thánh Tông tại tầng 2 nhà Hậu Đường, khu Thái Học, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Trong suốt sự nghiệp trị vì của mình, vua Lê Thánh Tông đã làm cho đất nước ngày càng thịnh vượng và phát triển. Ngài cũng tạo ra những dấu ấn riêng biệt khi khiến Đại Việt trở thành quốc gia khiến các nước láng giềng kiêng nể nhờ ngoại giao; Xây bia tiến sĩ tại Văn miếu Quốc Tử Giám; Xây dựng bộ luật Hồng Đức; Chỉ định Ngô Sỹ Liên biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư;... 

Những năm cuối đời, vua Lê Thánh Tông ốm nặng rồi qua đời  ở điện Bảo Quang và an táng ở Chiêu Lăng (Thanh Hóa), hưởng thọ 56 tuổi. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép cụ thể rằng ngày 29/1/1497, "vua ốm nặng, bèn tựa kỷ ngọc, lệnh cho hoàng thái tử lên nối ngôi". "Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được", Đại Việt sử ký toàn thư ca ngợi vua Lê Thánh Tông.

 

Đất nước tách biệt với cả thế giới, có hẳn nghĩa địa xe tăng và những ngôi nhà làm bằng đá

Tại quốc gia này nhiều địa điểm đặc biệt như chợ kim loại, nghĩa trang xe tăng khiến người khác không khỏi tò mò, cùng với đó là truyền thống phụ nữ phải là người pha cà phê.