Đời sống

Sự chấm dứt của kỹ viện Trung Quốc sau 3.000 năm tồn tại đem lại tự do cho hàng chục nghìn kỹ nữ

Kỹ viện từng là tụ điểm ăn chơi mà đàn ông Trung Quốc thời xưa yêu thích nhất vì nơi đây không chỉ có rượu ngon mà còn có vô số mỹ nhân xếp hàng đề họ chọn lựa. 

"Nghề ca kỹ" ở Trung Quốc xuất hiện đầu tiên vào thời kỳ của Chu Tương Vương (? – 619 TCN) - Vị vua thứ 18 của thời nhà Chu. Khi đó, vị Tể tướng Quản Trọng đã cho xây dựng nên Nữ lư - nơi khởi nguồn của kỹ viện sau này. Kỹ nữ cũng có sự phát triển từ "Gia kỹ" hay còn gọi là "Vu kỹ", sau đó trở thành "Cung kỹ", "Quan kỹ", "Tư kỹ" và dần trở nên phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Trong 3.000 năm tồn tại, kỹ viên phồn thịnh nhất và vào cuối thời nhà Minh.

Tranh vẽ kỹ nữ thời xưa

Vào thế kỷ 20, sự du nhập của văn hóa phương Tây càng đẩy nhanh sự cực thịnh của kỹ viện, chỉ tính riêng khu Thiên Kiều (Bắc Kinh) vào năm 1906 đã có đến 308 kỹ viện. Trong cuốn sổ tay hướng dẫn ca kỹ xuất bản vào năm 1908 có tên "Hộ Giang Sắc Nghệ Chỉ Nam", người ta liệt kê ra 1219 kỹ nữ tiêu biểu ở Thượng Hải còn trên thực tế, số lượng phải lên đến 7000 người.

Ảnh chụp kỹ nữ Trung Quốc 

Dù phát triển đến đâu thì kỹ nữ vẫn là nghề bị coi thường trong xã hội. Các cô "đào" phục vụ tình dục này gắn liền với những thời kỳ "không hòa bình". Họ được xem như những chuyên gia chăm sóc tâm lý nam giới, dẫn đầu xu hướng thời trang. Tuy nhiên, sự thật nghiệt ngã là họ không thể làm chủ cuộc đời mình (vì đã bán thân cho kỹ viện). 

Các kỹ nữ tự do được dạy các kỹ năng sống tại các trung tâm do nhà nước lập nên

Sau hơn 3.000 năm hoạt động, năm 1949, 224 Kỹ viện trong thành phố Bắc Kinh và 1290 Kỹ nữ nơi đây đã được tự do. Ngày 15/1/1950, Trung Quốc chính thức xếp thanh lâu kỹ viện vào hoạt động mại dâm bất hợp pháp. Sự kiểm soát nghiêm ngặt của nhà nước đã khiến cho các kỹ viện chính thức bị xóa sổ. Nhờ vậy nên hơn 40.000 kỹ nữ ở Bắc Kinh và rất nhiều khu vực khác đã được tự do. Những cô gái này còn được rèn luyện kỹ năng để tham gia lao động, tư nuôi sống chính mình.