Đời sống

Giữa lòng thủ đô Hà Nội trồng những cây gỗ quý như vàng, có cho tiền 'lâm tặc' cũng không dám trộm

Mỗi năm có hàng trăm ngàn đến hàng triệu người ghé qua khu vực trồng những cây gỗ quý hiếm này nhưng 'lâm tặc' tuyệt nhiên không dám bén mảng hay mơ tưởng chuyện trộm gỗ quý.Vì sao lại thế?

Gỗ sưa đỏ là một trong những loại gỗ quý hiếm nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Loại gỗ này có những đường vân hoàn hảo, bền bỉ như gỗ trắc nhưng dẻo hơn nên dễ gia công hơn. Đặc biệt, phần tinh dầu bên trong gỗ giúp nó có mùi hương dễ chịu, có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên đến hàng ngàn năm. Tựu chung lại, gỗ sưa đỏ là loại gỗ hoàn hảo cả về thẩm mỹ, gia công, chữa bệnh lẫn tâm linh, do đó giá thành một mét khối dao động từ 30-40 triệu/cây. Có những thân gỗ sưa đỏ lâu năm được rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng là chuyện rất bình thường. 

Gỗ sưa đỏ đẹp, bền, quý hiếm nên giá thành cực kì cao 

Ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, bên trong khu vực núi Nùng, công viên Bách Thảo có trồng một quần thể khoảng 40 cây sưa đỏ hơn trăm tuổi, đường kính từ 20 - 80 cm. Những cây sưa cổ thụ này không chỉ quan trọng về mặt bảo tồn đối với thủ đô Hà Nội mà còn có giá trị lớn với Hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới. Sự tồn tại của những cây sưa này giúp cho Núi Nùng có thêm biệt danh là "núi triệu đô". 

suado3
suado1
Quần thể sưa đỏ ở Vườn Bách thảo

Vì giá trị kinh tế lớn nên gỗ sưa đỏ là loài bị "lâm tặc" trên cả thế giới săn lùng. Tuy nhiên, từ năm 1890 khi Vườn Bách thảo được thành lập cho đến nay, không "lâm tặc" nào dám "tơ tưởng" đến quần thể sưa đỏ ở đây là vì công tác bảo vệ cực kì tốt. Chưa kể Vườn Bách Thảo nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, ngay phía sau Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phủ Chủ Tịch - khu vực có an ninh tốt bậc nhất thủ đô cũng như cả nước. 

Mỗi gốc cây đều được ghi chú rất cẩn thận 

Bà Nguyễn Thị Thạch, nguyên Giám đốc vườn Bách Thảo, từng chia sẻ rằng những cây sưa đỏ nơi đây là nguồn gen thực vật quý hiếm không chỉ cho Hà Nội mà cho cả nước cũng như Hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới. Ban quản lý của vườn ngoài bảo vệ còn đưa các hạt giống sưa đỏ về trồng tại các vùng Hợp Châu (Tam Đảo), Tam Điệp (Ninh Bình) để phục vụ cho mục đích xây dựng một bảo tàng gen, bảo tồn ngoại vi cho sưa đỏ.