Đời sống

Xót xa trước lý do gấu trúc phải chuyển từ ăn thịt sang ăn tre, trúc

Được mệnh danh là "quốc bảo" của Trung Quốc, những chú gấu trúc với vẻ ngoài đáng yêu chinh phục bất cứ ai ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chúng có tên khoa học là Ailuropoda melanoleuca, thuộc nhóm động vật có vú, trên thế giới chỉ có Trung Quốc là nước duy nhất có gấu trúc và quốc gia này thường chỉ cho các quốc gia khác mượn hoặc thuê có kì hạn.

Sở hữu vóc dáng cao lớn nhưng những chú gấu trúc này lại cực kì lành. Món ăn ưa thích của chúng là măng trúc, hoa quả, sữa nhưng chủ yếu vẫn là măng. Theo thống kê trung bình một con gấu trúc trưởng thành sẽ ăn khoảng 20 kg măng trúc trong 10 giờ đồng hồ mỗi ngày. 

Trước khi trở thành động vật ăn "chay" thì gấu trúc cũng từng là loài ăn thịt. Những chú gấu trúc đáng yêu thực ra sở hữu răng và hàm khỏe mạnh như nhiều loài ăn thịt. Trong quá trình cạnh tranh săn mồi với các loài động vật có vú khác, vì quá vụng về nên chúng không thể giành được đồ ăn. Thịt trở nên khan hiếm nên chúng đã chuyển sang sang ăn măng trúc. Từ đó, các cơ quan tiêu hóa của gấu trúc bị co rút theo thói quen ăn uống của chúng khiến cho quá trình trao đổi chất bị chậm lại. 

Sự phát triển của xã hội hiện đại là nguyên nhân khiến số lượng gấu trúc bị đưa vào danh sách đỏ các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Bởi đô thị hóa làm cho môi trường sống của gấu trúc bị thu hẹp, nguồn thức ăn tự nhiên cạn kiệt. 

Để khắc phục tình trạng này, Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách bảo vệ gấu trúc trong hơn 20 năm qua và hành động này đã có kết quả khả quan khi gấu trúc trong tự nhiên tăng đáng kể kể từ năm 1980 (1.114 con) đến năm 2021 (1.864 con). Dù vậy cho đến nay gấu trúc vẫn là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.

 

Phát hiện những 'quái vật' rình rập Trái Đất hơn 13 tỷ năm qua

Phát hiện của giới khoa học đang nhận được sự quan tâm khá lớn từ những người yêu thích nghiên cứu về vũ trụ.