Phát hiện mới trên sao Hỏa của Trung Quốc có ích cho nghiên cứu về khí hậu Trái Đất trong tương lai
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc công bố phát hiện mới trên sao Hỏa nhờ dữ liệu thu thập từ xe thám hiểm Chúc Dung, xác nhận những sự thay đổi lớn diễn ta tại môi trường sao Hỏa thông qua hoạt động của gió và cát và công bố chúng trên tạp chí khoa học Nature. Cụ thể, nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Trung Quốc có tên Li Chunlai đã chia sẻ: "Hoạt động của gió và cát phản ánh đặc điểm của sự thay đổi môi trường khí hậu của sao Hỏa. Do thiếu các quan sát khoa học chi tiết, chúng ta vẫn biết rất ít về quá trình này".
Dựa vào hình ảnh có độ phân giải cao, các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện bằng chứng về sự nhất quán với các lớp phủ bụi băng được tìm thấy ở vĩ độ cao trên sao Hỏa. Điều này cho thấy nơi mà xe thám hiểm Chúc Dung hạ cánh từng có hai giai đoạn khí hậu chính với sự thay đổi hướng gió khác nhau cũng như thay đổi gần 70 độ từ đông bắc sang tây bắc.
Sao Hỏa có bốn mùa giống trái đất và từng sở hữu nhiều dạng địa hình như sông, hồ và cả đại dương. Theo các tính toán của chuyên gia, thời mà hành tinh này còn sở hữu các đại dương xinh đẹp là vào khoảng 3,5 tỉ năm trước. Tuy nhiên, khi thảm họa xảy ra, vì bầu khí quyển của Sao Hỏa mỏng hơn và kích cỡ nhỏ hơn Trái Đất rất nhiều nên nó không thể giữ được các đại dương trên bề mặt. Thêm vào đó, sự chuyển đổi từ cồn cát sáng hình lưỡi liềm sang những dải cát sẫm màu chạy dọc diễn ra vào cuối kỷ băng hà (khoảng 400.000 năm trước) cho thấy tầm ảnh hưởng lớn của việc thay đổi độ nghiêng của trục sao Hỏa.
Theo chuyên gia Li, sự chuyển đổi khí hậu toàn cầu thời kì cổ đại trên sao Hỏa sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm cơ sở để mô phỏng chính xác nhất sự thay đổi khó hậu tại Trái Đất trong tương lai và đưa ra được những dự đoán quan trọng.
Giải mã 'thuật ngữ phòng the' của hoàng đế thời xưa: 90% hiểu lầm 'dê kéo xe' mang ý nghĩa nhạy cảm
Ngoài những quy định khắt khe thì chuyện phòng the của hoàng đế thời xưa cũng có những thuật ngữ riêng.