Đời sống

Nữ 'điệp viên' Việt Nam đầu tiên xuất thân hoàng tộc cao quý, có mối tình bí ẩn với Yết Kiêu là ai?

Nữ 'điệp viên' Việt Nam đầu tiên xuất thân hoàng tộc cao quý, có mối tình bí ẩn với Yết Kiêu là ai?

Công chúa là con vua, lớn lên trong nhung gấm và được hưởng nhiều đặc quyền khiến ai nấy đều vô cùng ngưỡng mộ. Thế nhưng đi kèm với đó là những quy tắc, những nỗi khổ thầm kín mà không phải ai cũng hiểu được. Vào thế kỷ 13, công chúa An Tư có xuất thân cao quý đã phải gả cho tướng địch để cầu thân và cũng trở thành "điệp viên" tình báo những tin tức quan trọng giúp thay đổi cục diện trận chiến của nhà Trần với nhà Nguyên. Cụ thể, nàng cung cấp nhiều tin tức nội bộ từ Thoát Hoan, đã cản được bước tiến  quân của chúng để vua, quân nhà Trần rút lui chiến lược từ căn cứ kháng chiến ở Trường Yên (Ninh Bình) và Thiên Trường (Nam Định) về Ái Châu (Thanh Hoá) an toàn để có thời gian chuẩn bị thêm lực lượng, quân giặc thêm mỏi mệt, sau đó phản công thắng lợi trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai (1285). 

yetkieu4-1689137790.jpg
Công chúa An Tư gả cho tướng địch để hoãn chiến và trở thành điệp viên (Ảnh minh họa)

Lịch sử nhà Trần sau này không nhắc tới công chúa An Tư nhưng trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép lại thông tin về nàng công chúa này. Theo đó, công chúa An Tư không rõ năm sinh năm mất, là con của vua Trần Thái Tông với một thứ phi không rõ danh tính, em gái vua Trần Thánh Tông và là cô ruột của vua Trần Nhân Tông. Nàng thường được gọi là Thánh Tông Quý muội (Quý muội của Thánh Tông) hoặc Hoàng quý muội.

yetkieu3-1689137790.jpg
Công chúa An Tư (Ảnh minh họa)

Ngọc phả về Công chúa Quỳnh Trân có viết về sự kiện công chúa An Tư được gả cho tướng địch Thoát Hoan thay cho nàng như sau: "Năm Ất Dậu, giặc Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy phạm vào Vân Đồn, Vạn Kiếp. Vua phải chạy vào Nghệ An. Triều đình bàn nhau định gả nàng cho tướng giặc để cầu thân. Nàng cự tuyệt, vua thương lại cho về chùa, rồi gả công chúa An Tư cho Thoát Hoan. [...]". Thông tin này cũng trùng khớp với ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư: "Tháng 2 năm Thiệu Bảo thứ 7 (1285) vua sai người đưa công chúa An Tư (em gái út vua Trần Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan là muốn làm thư dãn loạn nước vậy". Còn trong Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ, sự kiện này được miêu tả khá qua loa: "Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu cho quân qua sông. Quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được. Ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua sai đưa Công chúa An Tư cho chúng, để thư nạn cho nước". 

Ngoại trừ việc công chúa An Tư bị dâng cho tướng địch để cầu thân, hoãn chiến thì những thông tin sau này không được ghi chép ở bất cứ đâu. Tuy nhiên ai cũng có thể mường tượng ra được nàng đã phải chịu đựng biết bao những tủi nhục, khổ đau khi bị cống nạp làm thiếp cho Thoát Hoan. Trong Việt Sử tiêu án có ghi chép rằng "An Tư qua trại Thoát Hoan và không rõ kết cục ra sao", thực chất đây được xem là cách nói giảm nói tránh về kết cục bi thảm của nàng. Thử hỏi một nàng công chúa bị mang đi cống nạp cho tên tướng địch phải "chui vào ống đồng" chạy về nước khi thua trận liệu có được kết cục hậu được không?

yetkieu5-1689137789.jpg
Tương truyền nàng mê đắm chàng thủy tướng Yết Kiêu nhưng không được đáp lại (Ảnh minh họa)

Trong suốt cuộc đời của mình, ngoài câu chuyện phải làm cống thê thì mối tình bí ẩn của công chúa An Tư với Yết Kiêu cũng khiến dân tình vô cùng tò mò. Tương truyền nàng ngay từ giây phút chứng kiến chàng thủy tướng lao mình xuống sông giết Giao Long để hộ giá đã vô cùng ái mộ Yết Kiêu. Thầm thương trộm nhớ bao lâu, công chúa An Tư không khỏi đau lòng khi hay tin Yết Kiêu chỉ một lòng một dạ với cô lái đò. Có lẽ chính vì chuyện tình cảm không được hồi đáp mà nàng đã cam tâm tình nguyện làm trọn nhiệm vụ được triều đình giao phó. 

yetkieu2-1689137790.jpg
Công lao của nàng được ghi nhớ đời đời (Ảnh minh họa)

Dù không có tên trong lễ khen thưởng công thần nhà Trần nhưng công lao của công chúa An Tư vẫn được đời sau ghi nhớ. Các triều đại sau này phòng nàng là thần hộ quốc. Trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, mục từ "An Tư" có ghi chép: “...Một ngày trong tháng 2 năm 1285, Trung Hiếu hầu Trần Dương nhận lệnh đi thương thuyết giảng hòa, rồi sai quan hầu cận là Đào Kiên đưa công chúa An Tư sang dinh tướng Mông Nguyên (Thoát Hoan). Chẳng bao lâu, dưới sự chỉ huy kháng chiến của Trần Quốc Tuấn, quân Nguyên Mông bị dẹp tan. Trong chiến công này rõ ràng là có sự đóng góp của công chúa An Tư, người đã hy sinh vì nạn nước".

 

Vị vua giỏi cầm quân nhất lịch sử Việt Nam: Thiên tài quân sự có kĩ năng lấy tiểu thắng đại ảo diệu

Cho đến ngày nay, vị vua này vẫn là một trong những tượng đài quân sự vĩ đại bậc nhất lịch sử Việt Nam.