Theo nghiên cứu mới đây thì nơi nắng nhất trên Trái Đất chính là sa mạc Atacama nằm gần dãy núi Andes, Chile. Các nhà nghiên cứu so sánh lượng bức xạ tia cực tím (UV) khi khi đứng trên cao nguyên Chajnantor của sa mạc này mạnh ngang với trên Sao Kim (Tầng ozone của Sao Kim nằm có lượng bức xạ Mặt trời đo được là 2601,3 W m−2, còn tại Cao nguyên Chajnantor là 308 W m−2). Nguyên nhân không chỉ vì cao nguyên này cao hơn 4.800m so với mực nước biển mà còn vì hiếm khi có mây che phủ.
Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhiều nắng ít mưa nên bất cứ ai tới đây đều không tránh khỏi việc bị cháy nắng. Tuy nhiên, vì ở khu vực lân cận với Thái Bình Dương, hận được các dòng nước lạnh từ Nam Cực nên nhiệt độ trung bình nơi đây vào mùa hè dao động trong khoảng 4 độ C. Đáng chú ý, có một hiện tượng rất hiếm gặp xảy ra tại cao nguyên thuộc sa mạc Atacama, được các nhà khoa học gọi với cái tên "tán xạ về phía trước" giữa các đám mây ở đây.
Cụ thể, những đám mây thông thường thường có độ dày vừa đủ để cản không cho Mặt Trời chiếu quá nhiều ánh sáng xuống mặt đất bằng cách phản xạ 1 phần trở lại không gian. Tuy nhiên ở cao nguyên Chajnantor thường có những đám mây khá mỏng, không những không phản xạ được luồng ánh sáng lớn của Mặt Trời mà còn để chúng xuyên thẳng xuống đất. Được biết, bức xạ Mặt trời trong những ngày mây mỏng có thể tồi tệ hơn so với ngày không có mây.
Dù có nhiều bất tiện và khắc nghiệt nhưng cao nguyên Chajnantor của sa mạc Atacama lại cực kì có tiềm năng trở thành địa điểm để đặt các nhà máy năng lượng Mặt trời trong tương lai hoặc thậm chí dùng để xây dựng vùng đất mô phỏng sự sống trên Sao Kim.
Khám phá mộ cổ phát hiện món đồ như thuộc về thời hiện đại: Liệu chuyện xuyên không có hoang đường ?
Tưởng như xuyên không chỉ có trên phim ảnh nhưng thực tế, có rất nhiều bằng chứng cho thấy nhiều giả thuyết về sự tồn tại của con người hiện đại ở thời kì xa xưa không phải hoang đường.