Giải mã quy luật của 12 số trong CCCD cực kì dễ nhớ, nhiều người hối hận vì không biết sớm hơn
Căn cước công dân (CCCD) là loại giấy tờ tùy thân cực kì quan trọng đối với mỗi người vì liên quan đến một loạt những loại giấy tờ quan trọng khác như hộ chiếu, thẻ ngân hàng,... Nhiều năm qua, việc chuyển đổi từ CMND 9 số sang CCCD 12 số đã khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong việc ghi nhớ số CCCD mới.
Có một điều mà nhiều người đến hiện tại vẫn không hề biết, đó là số CCCD thực ra được sắp xếp theo quy luật riêng. Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA đã nêu rõ về ý nghĩa của từng cụm số trong dãy 12 số của CCCD. Cụ thể, 3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh, ví dụ người khai sinh ở Hải Phòng sẽ có 3 chữ số đầu tiên là 031, người khai sinh ở Nghệ An là 040,...
1 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân, được quy ước như sau: Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): nam 0, nữ 1; Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): nam 2, nữ 3; Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): nam 4, nữ 5; Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): nam 6, nữ 7; Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): nam 8, nữ 9
2 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân, ví dụ nếu bạn sinh năm 1997 thì mã năm sinh sẽ là 97, sinh năm 2003 mã năm sinh là 03,... Còn 6 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên. Giả sử ssoo CCCD của bạn là 045193012333 thì thông tin biểu thị như sau: 045 là mã tỉnh Quảng Trị, số 1 thể hiện giới tính nữ (sinh trong thế kỷ 20), số 93 tức là công dân sinh năm 1993, các số 012333 là dãy số ngẫu nhiên.
Nếu đã nắm được quy luật của 12 số trong CCCD thì chúng ta sẽ dễ dàng nhớ được và tránh việc khai báo nhầm lẫn khi làm những loại giấy tờ khác.
Tên gọi phổ biến ở miền Trung - Nam nhưng hiếm thấy ở miền Bắc, nguyên nhân đằng sau gây bất ngờ
Có một số cái tên có thể thường xuyên bắt gặp ở miền Trung và miền Nam nhưng lại hiếm thấy xuất hiện ở miền Bắc.