Giới khảo cổ xôn xao vì phát hiện về loài khủng long có sừng sở hữu đặc điểm giống thần Loki
Tên của loài khủng long có sừng này được lấy cảm hứng từ một vị thần vô cùng nổi tiếng của phương Tây do nó sở hữu một đặc điểm giống với vị thần này.
Một nhóm các nhà cổ sinh vật học đã xác định được một loài khủng long mới từ tàn tích hóa thạch được lấy từ một lớp xương cổ nằm ở phía Tây Hoa Kỳ, gần biên giới Hoa Kỳ-Canada. Con vật sở hữu sự sắp xếp độc đáo của những chiếc sừng đặc biệt trên đầu và được đặt tên là Lokieceratops vì nó giống với thần Loki, người thường được miêu tả là trên đầu có đeo một bộ sừng.
Các hóa thạch liên quan đến việc phát hiện ra Lokieceratops đã được phục hồi trong các chuyến thám hiểm vào năm 2019 tại Hệ tầng sông Judith ở phía bắc Montana, một phần của vùng Kennedy Coulee nối miền bắc và miền tây Hoa Kỳ với Canada. Việc tái tạo các mảnh xương đã tiết lộ rằng loài khủng long này là một loài ăn thực vật có kích thước khiêm tốn, sở hữu tận hai cặp sừng với cấu trúc khá giống sừng tuần lộc. Ngay từ cái tên đầy đủ là Lokieceratops rangiformis của loài này đã mang ý nghĩa là "khuôn mặt có sừng của Loki trông giống tuần lộc".
Lokieceratops thuộc kỷ Phấn trắng muộn (99,6 triệu đến 66 triệu năm trước) này sống trong một khu vực địa lý tương đối hạn chế. Các báo cáo nêu ra rằng loài bò sát này và các loài centrosaurine khác có phạm vi hoạt động hạn chế hơn nhiều so với dự kiến, do kích thước và nhu cầu dinh dưỡng của chúng.
Trong vài năm qua, Sertich, Leowen và các đồng nghiệp của họ đã tái tạo lại xương của loài khủng long 78 triệu năm tuổi một cách cẩn thận, từ những mảnh vỡ có kích thước bằng chiếc đĩa ăn tối hoặc nhỏ hơn. May mắn thay, người ta đã tìm thấy đủ mảnh sọ để tạo thành một mô hình chi tiết, từ đó các nhà cổ sinh vật học có thể xác minh rằng họ đang quan sát một con khủng long trưởng thành thuộc một loài hoàn toàn mới. Với chiều dài 22 feet (6,7 mét) và nặng 11.000 pound (năm tấn ), Lokiceratops là loài lớn nhất trong nhóm centrosaurine có sừng nhưng khác biệt ở chỗ nó không có sừng mũi ở giữa mặt.
Xương hóa thạch của Lokiceratops là một trong năm loài khủng long kỷ Phấn trắng muộn được thu hồi từ cùng một lớp hóa thạch. Điều này có nghĩa là năm loài khủng long đang sống cạnh nhau ở vùng đất đầm lầy và vùng đồng bằng ngập nước dọc theo bờ phía đông của đảo lục địa Laramidia, một vùng đất cổ xưa trải dài từ Alaska ngày nay đến Mexico và bao gồm tất cả các tiểu bang và tỉnh của khu vực ngày nay là phía tây Bắc Mỹ.
Có vẻ như những áp lực tiến hóa liên quan đến việc sống ở những vùng đất hạn chế đã có tác động đặc biệt lớn đến loài khủng long có sừng. Theo tác giả chính của nghiên cứu Mark Loewen, một loại centrosaurine mới có khả năng xuất hiện ở Laramidia cứ sau 100.000 đến 200.000 năm, cho thấy khủng long có khả năng tiến hóa nhanh hơn nhiều so với những gì người ta từng biết đến.