Điều hòa là đồ dùng được sử dụng nhiều nhất mỗi dịp hè về. Một chiếc điều hòa thông thường sẽ có 2 bộ phận chính là cục nóng (lắp ở ngoài) và cục lạnh (lắp ở trong). Cục nóng của điều hòa có tác dụng tản nhiệt, nói nôm na là chuyển hơi nóng trong nhà ra ngoài. Nhiều người thường lo lắng về việc cục nóng đặt ở ngoài sẽ nhanh hư hỏng nhưng trên thực tế thì bộ phận này được thiết kế cực kì kiên cố, chịu được mưa to, nắng gắt.
Sai lầm đầu tiên mà chúng ta hay gặp phải chính là che chắn cục nóng quá kín. Trên thực tế, điều này không những không giúp gì cho tuổi thọ của cục nóng mà còn gây làm ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của cục lạnh, tốn điện năng, từ đó hóa đơn tiền điện "vô duyên vô cớ" gánh thêm một khoản từ trên trời rơi xuống. Các chuyên gia khuyên rằng nên tạo một không gian thoáng đãng xung quanh cục nóng để không khí xung quanh có thể dễ dàng lưu thông, giữ các bộ phận bên trong khô ráo, tránh tình trạng ẩm thấp dẫn đến hư hỏng.
Cục nóng cũng cần có một vị trí lắp hợp lý như sau: Khoảng cách giữa cục nóng và tường ít nhất là 10cm, khoảng cách an toàn hai bên hông máy là 0,25m, khoảng cách đối diện của tường đối với cục nóng phải lớn hơn hoặc bằng 60cm. Cục nóng nên được đặt ở những vị trí không quá thấp (đề phòng lũ lụt ngập cục nóng làm điều hòa không hoạt động được), đồng thời tránh những khu vực có có gió thổi thẳng trực tiếp vì gió sẽ cản không cho cánh quạt quay trơn tru, gây lãng phí điện năng.
Đặc biệt, cục nóng phải luôn thấp hơn cục lạnh, trong trường hợp cao hơn thì nhân viên kỹ thuật phải thiết kế bẫy dầu cho tốt, khoảng cách cao hơn không quá 8 mét. Khoảng cách lý tưởng giữa đường ống cục nóng và cục lạnh nên dao động trong khoảng 3-7 mét. Ngoài ra, nên đặt cục nóng ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, ít bụi bẩn rác để tránh cho máy móc bị hư hại nhanh chóng vì bụi rác.
Nam Bộ: Một số tỉnh, thành phố có chỉ số tia cực tím cao có nguy cơ gây hại
Theo dữ liệu của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14/6, một số địa phương có chỉ số tia cực tím ở mức nguy cơ gây hại cao.